Bí ẩn "kinh hoàng" bên trong mộ Alexander Đại đế

Google News

Alexander Đại đế đột ngột băng hà ở Babylon năm 323 trước Công nguyên, khi ấy, ông 33 tuổi.

Vị trí của lăng mộ Alexander Đại đế là một trong những bí ẩn lớn nhất của thế giới khảo cổ. Trong nhiều thập kỷ, các nhà nghiên cứu đã phải đau đầu và hy vọng vào những manh mối đầy hứa hẹn, nhưng sau đó chỉ là sự thất vọng, hết lần này đến lần khác.

Tuy nhiên, hai chuyên gia đương đại có thể cuối cùng đã giải được câu đố lâu đời đó. Tiến sĩ Andrew Michael Chugg, tác giả cuốn “Ngôi mộ bị mất của Alexander Đại đế” và nhà khảo cổ học Liana Souvaltzi tin rằng, họ đã đến gần hơn bao giờ hết, song không phải không có những rào cản rất lớn.

Bi an

Thông tin của hai chuyên gia này đã khiến chính phủ Hy Lạp và Ai Cập ngừng các cuộc điều tra của họ. Vậy Alexander Đại đế được chôn cất ở đâu, ông đã chết như thế nào và điều gì đã khiến TS Andrew Michael Chugg và đồng nghiệp Liana Souvaltzi phát hiện ra? Như mọi khi, câu trả lời vẫn nằm trong một phiến đá cổ.

Cái chết của Alexander Đại đế

Trong khi hầu hết mọi người sẽ tưởng tượng cái chết của một vị vua cổ đại nổi tiếng như Alexander Đại đế sẽ là sự kiện long trọng, thì sự thật lại rùng rợn hơn.

Năm 2019, Tiến sĩ Kinda Hall của Đại học Otago (New Zealand) đã trình bày lý thuyết ghê sợ mới nhất về vấn đề này. TS Kinda Hall cho rằng Alexander, người đã chết ở Babylon vào năm 323 trước Công nguyên (BC), bị Hội chứng Guillain - Barré (GBS).

Alexander Đại đế (356 - 323 trước Công Nguyên) là con trai của Quốc vương Macedonia Philip II. Ngay sau khi lên ngôi (năm 336 trước Công Nguyên), ông ta bắt đầu xâm lược sang phía Đông.

Chỉ trong hơn 10 năm, từ Đông sang Tây, Alexander đã lập nên một đế quốc Alexander có bản đồ rộng lớn, phía Đông tới sông Hằng, phía Tây tới Sông Sanniro và bán đảo Balkan. Alexander từng là một vị anh hùng hiển hách, và cũng là một nhân vật thần bí.

Nhưng đáng tiếc, những ghi chép lịch sử về cuộc đời ông lại không còn. Sau này cũng có một số sách sao chép nhưng lại có nhiều ý kiến khác nhau, vô cùng mâu thuẫn và mang nặng màu sắc truyền kỳ, màu sắc cá nhân.

Hội chứng rối loạn miễn dịch tự động này đã khiến vị Hoàng đế trẻ tuổi biểu hiện các triệu chứng như đau bụng và tê liệt dần dần khiến cuối cùng ông ta không thể cử động.

Mặc dù có những triệu chứng này, ông ta vẫn hoàn toàn khỏe mạnh về tinh thần.

Trong nhiều năm, các chuyên gia đã tự hỏi tại sao cơ thể vị vua đã không phân hủy sau khi ông ta chết trong nhiều ngày. Kinda Hall cho rằng, GBS chỉ khiến ông ta dường như chết khi ông ta thực sự còn sống và không thể nói cho ai biết trước khi bị giam cầm.

“Tôi đã làm việc 5 năm trong ngành y tế chăm sóc những trường hợp nguy kịch và đã chứng kiến khoảng 10 trường hợp của GBS”, ông Hall nói, “sự kết hợp của tê liệt tăng dần với khả năng tinh thần bình thường là rất hiếm và tôi chỉ chứng kiến điều này với những người bị GBS”.

Trong khi các nhà sử học khác đưa ra nhiều nguyên nhân rằng Alexander Đại đế chết vì bệnh thương hàn, sốt rét, ngộ độc rượu hoặc bị ám sát, nhưng TS Kinda Hall khẳng định căn bệnh kỳ lạ của ông ta là do nhiễm trùng Campylobacter pylori - một loại vi khuẩn phổ biến của thời Alexander.

Vì vậy, sự qua đời của Alexander Đại đế có thể là trường hợp nổi tiếng nhất của pseudothanatos, hay chẩn đoán sai về cái chết, từng được ghi lại - khiến chúng ta chôn cất ông.

Alexander Đại đế được chôn ở đâu?

Có quá nhiều câu hỏi liên quan đến việc chôn cất Alexander hơn là những câu trả lời rõ ràng. Theo National Geographic, các nhà sử học hiện đại phần lớn đồng ý rằng vị vua cổ đại đã được chôn cất tại Alexandria (Ai Cập).

Bi an

Alexander Đại đế là hoàng đế của Vương quốc Macedonia, người trị vì Hy Lạp, chúa tể bán đảo Tiểu Á, pharaoh Ai Cập và là vị vua vĩ đại của Ba Tư khi mới ngoài 20 tuổi.

Khi ông qua đời ở tuổi 33, ban đầu các cố vấn đã chôn cất ông ở Memphis (Ai Cập) trước khi quyết định đến Alexandria. Ngôi mộ của ông trở thành nơi thờ cúng, mặc dù thời kỳ động đất và mực nước biển dâng cao ngày càng đe dọa thành phố.

Tuy nhiên, nó vẫn tồn tại và đã được xây dựng trong nhiều thế kỷ.

Năm 2019, Calliope Limneos - Papakosta, Giám đốc Viện Nghiên cứu Hy Lạp của nền văn minh Alexandria, đã đạt được những tiến triển rất lớn trong việc tìm kiếm ngôi mộ của vị vua vĩ đại.

Nhà nghiên cứu khảo cổ Fredrik Hiebert cho biết: “Đây là lần đầu tiên nền móng ban đầu của Alexandria được tìm thấy. Tôi đã nổi da gà khi nhìn thấy nó”.

Mặc dù đó là một bước nhảy vọt đầy hứa hẹn, nhưng lăng mộ Alexander Đại đế vẫn chưa được tìm thấy. Theo Ancient Origins, thi hài của ông biến mất khi Hoàng đế La Mã Theodosius cấm thờ phụng ngoại giáo vào năm 392 sau Công nguyên.

Tuy nhiên, hai lý thuyết cạnh tranh của TS Andrew Michael Chugg và nhà khảo cổ học Liana Souvaltzi có thể đã đến gần hơn bao giờ hết.

Cuộc tìm kiếm lăng mộ Alexander Đại đế

Theo Express, Liana Souvaltzi tin rằng mong muốn của Alexander Đại đế được chôn cất trong đền thờ của vị thần Ai Cập Amun Ran đã được chấp thuận - dẫn đến việc cô xin phép khai quật Oasis of Siwa vào năm 1984.

Chính quyền Ai Cập đã cấp giấy phép cho cô tới năm 1989. Những gì họ tìm thấy là những bức tượng sư tử, một lối vào và một lăng mộ hoàng gia Hy Lạp rộng 5.651 mét vuông. Souvaltzi tin rằng các chạm khắc và chữ khắc, trong đó đề cập đến việc vận chuyển một cơ thể, được viết bởi Ptolemy, người đồng hành nổi tiếng của Alexander Đại đế.

Bi an

Nhà khảo cổ Souvaltiz tin rằng mộ Alexander nằm trong tàn tích của pháo đài cổ Siwa Oasis ở Ai Cập.

Vào thời điểm đó, Souvaltzi cho biết: “Tôi không có bất cứ suy nghĩ nào về việc đây có phải là lăng mộ Alexander không, tôi muốn người dân Hy Lạp cảm thấy tự hào, bởi vì những bàn tay Hy Lạp đã tìm thấy tượng đài rất quan trọng này”.

Mặc dù đã được thông báo vào năm 1995 rằng ngôi mộ của vị vua cổ xưa cuối cùng đã được tìm thấy, chính phủ Hy Lạp đã kêu gọi chính phủ Ai Cập ngừng các cuộc khai quật - khi căng thẳng giữa hai bên tăng cao. Mặc dù vậy, Souvaltzi tiếp tục công việc của mình, trong khi những phát hiện mới nhất của TS Andrew Michael Chugg đã trở nên đầy hứa hẹn.

TS Andrew Michael Chugg có một lý thuyết khác khi nói đến lăng mộ của Alexander Đại đế. Ông đã giải thích trong cuốn sách của mình rằng ngôi đền chuyển đổi từ ngôi mộ nguyên thủy của Alexander, gần Memphis ở Ai Cập tại khu phức hợp Serapeum được xây dựng bởi pharaoh Nectanbo II.

Được bảo vệ bởi các tác phẩm điêu khắc của các nhà thơ và triết gia Hy Lạp, đó là sự lựa chọn rõ ràng để chứa lăng mộ Alexander Đại đế.

16 năm sau khi xuất bản cuốn sách của mình, bằng chứng mới của TS Andrew Michael Chugg dường như ủng hộ luận điểm đó. Một mảnh vỡ được tìm thấy trong các nền móng của nhà thờ Thánh Mark, ở Venice (Ý) hoàn toàn khớp với kích thước của mảnh đá quan tài Nectanbo II trong Bảo tàng Anh - nó có thể xác nhận vị trí lăng mộ Alexander.

Bi an

Tiến sĩ Andrew Chugg tin rằng chiếc quách của Nectanbo II, trong Bảo tàng Anh tại London, nắm giữ manh mối thực sự về vị trí chính xác lăng mộ Alexander.

Kể từ khi thi thể của Alexander bị biến mất vào năm 392 sau Công nguyên và ngôi mộ của Thánh Mark xuất hiện cùng lúc, các mắt xích giờ đây đang được kết nối.

TS Andrew Michael Chugg đặt ra giả thuyết xác Alexander Đại đế đã bị đánh cắp từ Alexandria bởi các thương nhân người Venice, những người đã nhầm nó với thi thể của Thánh Mark.

Sau đó, họ đã chuyển nó đến Venice và đã tôn sùng nó như Thánh Mark, trong Nhà thờ Basilica Patriarcale di San Marco kể từ đó.

Đối với TS Andrew Michael Chugg, người cho biết mảnh vỡ được tìm thấy ở Venice khớp chính xác cả chiều cao và chiều dài để làm vỏ bọc bên ngoài của chiếc quách ở Anh, điều này có nghĩa là phần còn lại được đặt ở Venice là của Alexander Đại đế.

Ngay cả Bảo tàng Anh bây giờ cũng bị thuyết phục, khi họ đã thay đổi một phần trong các dòng mô tả chiếc quách để phản ánh bằng chứng mới này: “Chiếc quách này được tin một cách không đúng đắn là có liên quan với Alexander Đại đế khi nó được đưa vào bộ sưu tập vào năm 1803, giờ đây đọc theo cách tương tự - nhưng lại không có từ “không đúng đắn”.

Mặc dù vậy, quan điểm của TS Chugg và nhà khảo cổ học Souvaltzi chưa đủ sức thuyết phục giới khảo cổ bởi vì họ không đưa ra được những bằng chứng khoa học.

Theo Thanh Tùng/Giáo dục Thời đại

>> xem thêm

Bình luận(0)