Được phát hiện vào năm 1999 tại Nebra, Đức, chiếc đĩa cổ Nebra Sky là một trong những phát hiện khảo cổ quan trọng nhất được tìm thấy tại quốc gia này. Vào năm 2013, hiện vật này được đưa vào Di sản tư liệu thế giới của UNESCO.Theo kết quả kiểm tra niên đại, các chuyên gia xác định chiếc đĩa Nebra Sky có niên đại hơn 3.600 năm, nó được coi là hình ảnh mô tả vũ trụ lâu đời nhất được biết đến.Trên Nebra Sky có những hình ảnh mô tả vũ trụ. Đây được coi là hiện vật có hình ảnh mô tả vũ trụ cổ nhất từng được phát hiện đến nay.Trong nghiên cứu mới công bố, các chuyên gia đã phân tích luyện kim đồng chỉ ra đĩa Nebra Sky được tạo ra bằng quy trình rèn nóng phức tạp, với 10 chu kỳ nung nóng lên đến 700 độ C.Phát hiện này cho thấy đĩa Nebra Sky không chỉ đơn giản được đúc theo khuôn mẫu sẵn có.Người xưa đã thực hiện quy trình phức tạp và tỉ mỉ để làm nên đĩa đồng Nebra Sky có đường kính khoảng 31 cm, độ dày chỉ vài mm.Hiện vật quý giá này được tạo ra trong Thời Đồ đồng - thời điểm mà con người chưa có những công cụ, kỹ thuật tiên tiến mà có thể tạo ra đĩa Nebra Sky cho thấy thành tựu vượt trội của người xưa trong lĩnh vực chế tác kim loại.Giáo sư Tiến sĩ Harald Meller cho hay đĩa Nebra Sky là bằng chứng cho thấy nghệ thuật chế tác kim loại đã phát triển rực rỡ ngay từ đầu Thời Đồ đồng.Mời độc giả xem video: Chuyên gia hoang mang phát hiện cổ vật khổng lồ 300.000 năm.
Được phát hiện vào năm 1999 tại Nebra, Đức, chiếc đĩa cổ Nebra Sky là một trong những phát hiện khảo cổ quan trọng nhất được tìm thấy tại quốc gia này. Vào năm 2013, hiện vật này được đưa vào Di sản tư liệu thế giới của UNESCO.
Theo kết quả kiểm tra niên đại, các chuyên gia xác định chiếc đĩa Nebra Sky có niên đại hơn 3.600 năm, nó được coi là hình ảnh mô tả vũ trụ lâu đời nhất được biết đến.
Trên Nebra Sky có những hình ảnh mô tả vũ trụ. Đây được coi là hiện vật có hình ảnh mô tả vũ trụ cổ nhất từng được phát hiện đến nay.
Trong nghiên cứu mới công bố, các chuyên gia đã phân tích luyện kim đồng chỉ ra đĩa Nebra Sky được tạo ra bằng quy trình rèn nóng phức tạp, với 10 chu kỳ nung nóng lên đến 700 độ C.
Phát hiện này cho thấy đĩa Nebra Sky không chỉ đơn giản được đúc theo khuôn mẫu sẵn có.
Người xưa đã thực hiện quy trình phức tạp và tỉ mỉ để làm nên đĩa đồng Nebra Sky có đường kính khoảng 31 cm, độ dày chỉ vài mm.
Hiện vật quý giá này được tạo ra trong Thời Đồ đồng - thời điểm mà con người chưa có những công cụ, kỹ thuật tiên tiến mà có thể tạo ra đĩa Nebra Sky cho thấy thành tựu vượt trội của người xưa trong lĩnh vực chế tác kim loại.
Giáo sư Tiến sĩ Harald Meller cho hay đĩa Nebra Sky là bằng chứng cho thấy nghệ thuật chế tác kim loại đã phát triển rực rỡ ngay từ đầu Thời Đồ đồng.
Mời độc giả xem video: Chuyên gia hoang mang phát hiện cổ vật khổng lồ 300.000 năm.