Đức Phật và câu chuyện về lời mắng chửi vô cớ
Tương truyền kể lại rằng, một lần, Phật đi giáo hóa vùng Bà La Môn. Các tu sĩ Bà La Môn thấy đệ tử của mình đi theo Phật nhiều quá, nên ra đón đường Phật chửi. Phật vẫn đi thong thả cho dù họ đi theo sau chửi bới. Thấy Phật thản nhiên làm thinh, họ tức giận, chặn Phật lại hỏi:
- Cù-đàm có điếc không?
- Ta không điếc.
- Ngài không điếc sao không nghe tôi chửi?
- Này Bà La Môn, nếu nhà ông có đám tiệc, thân nhân tới dự, mãn tiệc họ ra về, ông lấy quà tặng họ không nhận thì quà đấy về tay ai?
- Quà ấy về tôi chứ ai.
- Cũng vậy, nếu ông chửi ta, ta không nhận thì thôi.
Không ôm sân hận, cả đời hưởng an lạc
Như chúng ta thấy, người gọi thẳng tên Phật để mắng nhiếc, sỉ nhục nhưng Ngài không nhận đó là mình. Còn chúng ta, dễ dàng nổi nóng khi nghe người khác bóng gió nói xấu mình. Có khác nào tự chuốc khổ vào bản thân. Con người chúng ta chỉ vì lời nói nặng nói hơn mà dễ dàng rơi vào đau khổ triền miên. Hãy tu theo Phật, mọi thói xấu, suy nghĩ tiêu cực hay rũ bỏ.
Trong kinh, Phật ví dụ người ác mắng chửi người thiện, người thiện không nhận lời mắng chửi đó thì người ác giống như người ngửa mặt lên trời phun nước bọt, nước bọt không tới trời mà rơi xuống ngay mặt người phun.
Không ai có thể ngăn cản những lời buộc tội, đồn đại sai lầm do những người cố ý. Thế gian này chông gai và hiểm trở. Nếu số phận đã định, thay vì tránh né, hãy chuẩn bị hàng trang kỹ lưỡng để không bất ngờ trước giông tố cuộc đời.
Trên thế gian này, mọi người có thể nghe thuật lại những chuyện trái tai bất lợi, những lời buộc tội giả dối, những tiếng vu oan phỉ báng, từ miệng lằn lưỡi mối, thực ra không đáng bận tâm, không cần để ý đến.
Khi một người sỉ nhục bạn, không "nhận" lời chửi mắng, thì sẽ không phiền não vì nó, chúng ta sẽ cảm thấy thanh thản và an vui. Nhưng đừng dừng lại ở đó, hãy mở lòng hơn với những người còn u mê đấy, hãy cố gắng hiểu họ và mở tâm cho họ, giúp họ ngộ ra điều đúng sai, giúp họ sống tốt hơn. Đó là cách trọn vẹn hiểu, trọn vẹn "tu".