Đảo Tristan da Cunha: Hòn đảo đặc biệt này có 258 cư dân nhưng chỉ được đặt theo 9 cái tên cố định. Người dân địa phương ở đảo Tristan da Cunha có nguồn gốc từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới như Scotland, Anh, St Helian, Nam Phi, Mỹ, Hà Lan, Ý và Ailen. Chính vì vậy, tuy người dân nơi đây giao tiếp bằng tiếng Anh, họ cũng đã phát minh ra một ngôn ngữ riêng đặc trưng của vùng đất này. Để ghé thăm đảo Tristan da Cunha, du khách phải đi ba trạm tàu thủy và vượt qua hành trình dài 2.790km đầy gian nan trên biển. Làng Oymyakon (Nga): Ngôi làng Oymyakon xa xôi được biết đến là nơi lạnh lẽo nhất có người sinh sống trên thế giới. Nơi đây chỉ có dân số 500 người, họ sống trong bóng tối 21 giờ một ngày với nhiệt độ trung bình thấp khủng khiếp, rơi vào khoảng -58 độ. Ở Oymyakon, do khí hậu quá lạnh nên người dân không thể trồng trọt mà chỉ có thể sống bằng việc ăn thịt tuần lộc, cá đông lạnh và mì ống.Hệ thống ống nước trong nhà cũng khó có thể sử dụng khi nước đóng băng. Để tham quan làng Oymyakonm, du khách phải bay từ Yakutsk hoặc Magadan (Moskva), vượt qua cuộc hành trình dài 900km mới đến được ngôi làng này. Đặc biệt, đường thành phố dẫn đến Oymyakon được gọi là "Con đường xương", một trong những con đường nguy hiểm nhất hành tinh. Thị trấn Barrow (Alaska, Mỹ): Thị trấn này không có bất kỳ một tuyến đường nào nối với nền văn minh bên ngoài, cách duy nhất đi đến Barrow chính là đường hàng không. Đây là một trong những vùng đất rất khó sinh tồn bởi vị trí quá xa xôi, và chi phí sinh hoạt cao ngất ngưởng, giá một gói bơ đậu phộng lên đến 10 USD. Đảo phục sinh (Chile): Hòn đảo Phục Sinh nổi tiếng với 900 bức tượng nghệ thuật cổ được liệt vào danh sách di sản thế giới do UNESCO công nhận. Tuy nhiên vùng đất xa xôi này lại bị cô lập bởi khoảng cách lên đến 3700km so với nền văn minh. Hòn đảo này xa xôi đến mức, hiện nay chỉ có một hãng hàng không duy nhất trên thế giới (LAN) có chuyến bay đến Đảo Phục Sinh, tuy nhiên chi phí cũng không hề nhỏ. Vé máy bay từ Mỹ đến Đảo Phục Sinh lên tới 900 USD. Thị trấn Ittoqqortoormiit (Greenland): Được thành lập vào năm 1925 bởi những cư dân đến từ Tasiilaq và miền đông đất nước Greenland, thị trấn Ittoqqortoormiit là nơi xa xôi nhất thế giới có người dân đất nước Greenland sinh sống. Thị trấn xinh đẹp này là nơi tuyệt vời để đi trượt tuyết và cắm trại, tuy nhiên vị trí đặc biệt của nó đã gây trở ngại cho bất kỳ hình thức du lịch nào. Để đến Ittoqqortoormiit, du khách bắt buộc phải đi trực thăng từ sân bay đến thị trấn vì không có một tuyến đường nào khác dẫn đến nơi này. Thậm chí, hàng năm thị trấn có hơn chín tháng không thể giao lưu với thế giới bên ngoài do băng tuyết.
Đảo Tristan da Cunha: Hòn đảo đặc biệt này có 258 cư dân nhưng chỉ được đặt theo 9 cái tên cố định. Người dân địa phương ở đảo Tristan da Cunha có nguồn gốc từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới như Scotland, Anh, St Helian, Nam Phi, Mỹ, Hà Lan, Ý và Ailen. Chính vì vậy, tuy người dân nơi đây giao tiếp bằng tiếng Anh, họ cũng đã phát minh ra một ngôn ngữ riêng đặc trưng của vùng đất này. Để ghé thăm đảo Tristan da Cunha, du khách phải đi ba trạm tàu thủy và vượt qua hành trình dài 2.790km đầy gian nan trên biển.
Làng Oymyakon (Nga): Ngôi làng Oymyakon xa xôi được biết đến là nơi lạnh lẽo nhất có người sinh sống trên thế giới. Nơi đây chỉ có dân số 500 người, họ sống trong bóng tối 21 giờ một ngày với nhiệt độ trung bình thấp khủng khiếp, rơi vào khoảng -58 độ. Ở Oymyakon, do khí hậu quá lạnh nên người dân không thể trồng trọt mà chỉ có thể sống bằng việc ăn thịt tuần lộc, cá đông lạnh và mì ống.Hệ thống ống nước trong nhà cũng khó có thể sử dụng khi nước đóng băng. Để tham quan làng Oymyakonm, du khách phải bay từ Yakutsk hoặc Magadan (Moskva), vượt qua cuộc hành trình dài 900km mới đến được ngôi làng này. Đặc biệt, đường thành phố dẫn đến Oymyakon được gọi là "Con đường xương", một trong những con đường nguy hiểm nhất hành tinh.
Thị trấn Barrow (Alaska, Mỹ): Thị trấn này không có bất kỳ một tuyến đường nào nối với nền văn minh bên ngoài, cách duy nhất đi đến Barrow chính là đường hàng không. Đây là một trong những vùng đất rất khó sinh tồn bởi vị trí quá xa xôi, và chi phí sinh hoạt cao ngất ngưởng, giá một gói bơ đậu phộng lên đến 10 USD.
Đảo phục sinh (Chile): Hòn đảo Phục Sinh nổi tiếng với 900 bức tượng nghệ thuật cổ được liệt vào danh sách di sản thế giới do UNESCO công nhận. Tuy nhiên vùng đất xa xôi này lại bị cô lập bởi khoảng cách lên đến 3700km so với nền văn minh. Hòn đảo này xa xôi đến mức, hiện nay chỉ có một hãng hàng không duy nhất trên thế giới (LAN) có chuyến bay đến Đảo Phục Sinh, tuy nhiên chi phí cũng không hề nhỏ. Vé máy bay từ Mỹ đến Đảo Phục Sinh lên tới 900 USD.
Thị trấn Ittoqqortoormiit (Greenland): Được thành lập vào năm 1925 bởi những cư dân đến từ Tasiilaq và miền đông đất nước Greenland, thị trấn Ittoqqortoormiit là nơi xa xôi nhất thế giới có người dân đất nước Greenland sinh sống. Thị trấn xinh đẹp này là nơi tuyệt vời để đi trượt tuyết và cắm trại, tuy nhiên vị trí đặc biệt của nó đã gây trở ngại cho bất kỳ hình thức du lịch nào. Để đến Ittoqqortoormiit, du khách bắt buộc phải đi trực thăng từ sân bay đến thị trấn vì không có một tuyến đường nào khác dẫn đến nơi này. Thậm chí, hàng năm thị trấn có hơn chín tháng không thể giao lưu với thế giới bên ngoài do băng tuyết.