Xôn xao lý thuyết mới về nguồn gốc nước trên Mặt trăng

Google News

(Kiến Thức) - Nước của Mặt trăng có thể đến từ Trái đất sau thời điểm xảy ra vụ va chạm khổng lồ. Mặt trăng, từ lâu được cho là bộ xương khô, nhưng thực sự nó từng chứa một lượng nước đáng ngạc nhiên.

Khi Mặt trăng hình thành, nước có thể đến từ các núi lửa của Trái đất dưới dạng khí. Nó có thể được đưa đến đó bởi sao chổi hoặc thiên thạch. Hoặc nước có thể đã di chuyển đến bề mặt Mặt trăng thông qua gió Mặt trời tương tác với các khoáng chất trên Mặt trăng để tạo ra nước.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Washington ở St. Louis đang hợp tác để tìm ra câu trả lời. Nhóm chuyên gia đã hợp tác với Viện nghiên cứu khám phá Hệ Mặt trời mới của NASA.

Mới đây, Sarah Fenske đã nói chuyện với Jeff Gillis-Davis, một giảng viên nghiên cứu của khoa vật lý tại Wash U về cách họ sẽ nghiên cứu nước trên Mặt trăng và cách sử dụng nước Mặt trăng trong các chuyến thám hiểm không gian trong tương lai.

Xon xao ly thuyet moi ve nguon goc nuoc tren Mat trang
Nguồn ảnh: Space. 

Mặt trăng, từ lâu được cho là bộ xương khô, nhưng thực sự nó từng chứa một lượng nước đáng ngạc nhiên.

Các nhà khoa học tin rằng, một vụ va chạm lớn giữa một tảng đá có kích thước sao Hỏa và Trái đất non trẻ đã tạo ra các mảnh vỡ cuối cùng kết lại để tạo thành Mặt trăng của chúng ta.

Alberto Saal và các đồng nghiệp của Đại học Brown đã đo tỷ lệ hydro-deuterium (hydro có thêm neutron) trong các mẫu đá Mặt trăng từ các sứ mệnh của Apollo. Tỷ lệ này phản ánh quá trình vật liệu Mặt trăng hình thành.

Các mẫu vật chất Mặt trăng có tỷ lệ hydro-deuterium tương tự như được tìm thấy trong các tiểu hành tinh và đại dương của Trái đất. Giải thích đơn giản nhất, Saal nói: “Nước của Mặt trăng có thể đến từ Trái Đất sau thời điểm xảy ra vụ va chạm khổng lồ”. 

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Huỳnh Dũng (theo Space)

>> xem thêm

Bình luận(0)