Vụ đâm thiên thạch khổng lồ khiến khủng long tuyệt diệt

Google News

Trái đất bị bao phủ bởi màn đêm vô tận cùng với sự tuyệt diệt của loài khủng long, sau khi bị tiểu hành tinh khổng lồ đâm trúng.

Theo Daily Mail, thống trị Trái đất trong suốt 165 triệu năm, loài khủng long đã bị tuyệt diệt bởi một tiểu hành tinh khổng lồ đâm trúng.
Vu dam thien thach khong lo khien khung long tuyet diet
 Mô phỏng cảnh tượng khi tiểu hành tinh đâm trúng Trái đất.
Cú va chạm cách đây 66 triệu năm này cũng là nguyên nhân khiến Trái đất chìm trong bóng tối suốt hai năm, các nhà khoa học đi đến kết luận.
Với sự hỗ trợ của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) và các chuyên gia đến từ Đại học Colorado Boulder, nhóm nhà khoa học ở Trung tâm nghiên cứu khí quyển quốc gia (NCAR) đã sử dụng máy vi tính để lập mô hình Trái đất khi bị tiểu hành tinh đâm trúng.
Cú va chạm mạnh gây ra những trận động đất, sóng thần và núi lửa phun trào khắp nơi. 75% sinh vật tồn tại trên Trái đất khi đó, bao gồm cả loài khủng long đã bị diệt vong. Một số loài sinh vật khác có kích thước nhỏ hơn đã sống sót.
"Sự tuyệt chủng của nhiều loài động vật có kích thước lớn trên đất liền có thể do ảnh hưởng trực tiếp của vụ va chạm, nhưng những loài sống ở đại dương hoặc đào hang dưới lòng đất tạm thời sống sót", Charles Bardeen, một nhà khoa học ở NCAR cho biết. “Chúng tôi muốn xem xét những hệ quả lâu dài của vụ va chạm đối với Trái đất và những loài động vật còn sót lại”.
Vu dam thien thach khong lo khien khung long tuyet diet-Hinh-2
Cú va chạm không chỉ tác động đến các sinh vật lớn mà các loài động, thực vật ẩn sau dưới đại dương. 
Kết quả mô phỏng cho thấy, cú va chạm đã tạo ra tới 15.000 triệu tấn bồ hóng, một dạng vi tinh thể của than chì. Bồ hóng hình thành là kết quả của quá trình cháy do tiểu hành tinh đâm vào Trái đất.
Số lượng khổng lồ bồ hóng tạo thành lá chắn ngăn giữa Trái đất và ánh sáng Mặt trời. "Bầu trời ban ngày khi đó tối như vào một đêm trăng", Owen Toon, đồng tác giả nghiên cứu ở Đại học Colorado Boulder nói.
Dần dần, lớp bồ hóng tan đi và bầu trời sáng trở lại, nhưng quá trình quang hợp không thể diễn ra suốt hơn 18 tháng do tiểu hành tinh phá hủy phần lớn cây cối trên Trái đất. Các loài thực vật phù du chết dần chết mòn vì thiếu ánh sáng Mặt trời trong thời gian dài.
Việc thiếu ánh sáng Mặt trời khiến nhiệt độ Trái đất giảm còn 28 độ C trên đất liền và 11 độ C trên đại dương ở thời điểm đó. Ở các tầng khí quyển trên cùng, bồ hóng làm khí quyển ấm lên, hơi nước phản ứng với tầng bình lưu, sản sinh hydro phá hủy tầng ozone.
Theo Đăng Nguyễn/Dân Việt

>> xem thêm

Bình luận(0)