Vì sao sao Hỏa vẫn lạnh dù chủ yếu chứa Carbon Dioxide?

Google News

(Kiến Thức) - Paulo de Souza, Giáo sư tại Đại học Griffith vừa trao đổi với Trung tâm truyền thông khoa học New Zealand để trả lời câu hỏi liên quan đến biến đổi khí hậu trên Trái đất và sao Hỏa.

Nếu nồng độ carbon dioxide cao có thể gây tăng nhiệt, tạo ra tác động nóng lên toàn cầu trên Trái đất, vậy tại sao sao Hỏa lại lạnh trong khi khí quyển của nó là 95% carbon dioxide.

Công thức cho nhiệt độ của bề mặt hành tinh có bốn thành phần chính: thành phần khí quyển, mật độ khí quyển, hàm lượng nước (từ đại dương, sông và độ ẩm không khí) và khoảng cách từ Mặt trời.

Ngoài ra, có các thành phần khác, bao gồm các hiệu ứng theo mùa hoặc sự hiện diện của từ quyển.

Vi sao sao Hoa van lanh du chu yeu chua Carbon Dioxide?
 Nguồn ảnh: NASA.

Nhìn vào nhiệt độ Trái đất, chính sự cân bằng của các thành phần kể trên giúp cho hành tinh của chúng ta ở trong tình trạng khí hậu có thể duy trì sự sống.

Khi sự cân bằng bị phá vỡ, có thể dẫn đến các hiệu ứng có thể được cảm nhận trên quy mô hành tinh. Đây chính xác là những gì đang xảy ra, cùng với sự gia tăng của khí nhà kính trong bầu khí quyển của hành tinh chúng ta.

Nồng độ carbon dioxide, metan, lưu huỳnh hexafluoride và các loại khí khác trong khí quyển tăng lên đã làm tăng nhiệt độ bề mặt hành tinh của chúng ta và có khả năng sẽ còn tăng cao trong nhiều năm tới.

Và bầu khí quyển của sao Hỏa cũng rất giàu carbon dioxide (trên 95%), nhưng lớp khí này cực kỳ mỏng (chỉ mỏng bằng 1% bầu khí quyển của Trái đất), rất khô và nằm cách xa Mặt trời. Sự kết hợp này làm cho Hỏa tinh trở thành một nơi vô cùng lạnh lẽo.

Việc không có nước cũng khiến nhiệt độ trên sao Hỏa thay đổi rất nhiều, có thể đạt nhiệt độ từ vài độ C (trên 0 độ C) xuống âm 80 độ C vào ban đêm.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Huỳnh Dũng (theo Space)

>> xem thêm

Bình luận(0)