Thêm lý giải về nguyên nhân mất nước trên sao Hỏa gây sốt

Google News

(Kiến Thức) - Đài quan sát WM Keck, Kính thiên văn Hồng ngoại của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) vừa tìm ra cách lý giải mới về biến đổi khí hậu cũng như hiện tượng mất nước trên sao Hỏa.

Các nhà khoa học thuộc các cơ quan này cùng chung nhận định: Nước được tạo thành từ hydro và oxy, nhưng hydro có nhiều loại hoặc đồng vị khác nhau tồn tại trên sao Hỏa
Nguồn ảnh: Space. 
Phiên bản đồng vị nặng hơn của hydro gồm có một proton và một neutron chứ không chỉ là chỉ một proton trong hạt nhân của nó - được gọi là deuterium.
Các nghiên cứu mới cho thấy rằng deuterium, do trọng lượng nặng hơn, vẫn còn tồn tại trên hành tinh Đỏ, ít có khả năng kết hợp với oxy tạo nước.
Không những thế, áp lực từ các hạt tích điện trong gió mặt trời thổi các phân tử hiđro nhẹ ra khỏi bầu khí quyển của sao Hỏa, bởi vì hành tinh này không có từ trường để bảo vệ chúng.
Thêm vào đó, các phân tử nước trên sao Hỏa có trong bầu khí quyển có thể vỡ ra dưới ánh sáng cực tím của mặt trời.
Và đây là chu trình cộng hưởng có thể khiến nước mất dần trên sao Hỏa theo thời gian.
Xem thêm video: Những Thứ Kỳ Lạ Được Tìm Thấy Trên Sao Hỏa – Phần 2: - Nguồn video: Chuyện Lạ Việt Nam Và Thế Giới.
Huỳnh Dũng (theo Space)

>> xem thêm

Bình luận(0)