Ô nhiễm nhựa đại dương, loạt sinh vật chết thảm khốc

Google News

Từ cua đến cá voi, vi khuẩn đến con người, nhựa đại dương đang gây hại cho cuộc sống thông qua chuỗi thức ăn.

Chim biển
O nhiem nhua dai duong, loat sinh vat chet tham khoc
Theo báo cáo của các nhà khoa học từ Đại học Tasmania của Úc, việc ăn phải nhựa đang có tác động tiêu cực đến sức khỏe của những con chim hải âu chân vịt, một loài chim biển đang bị đe dọa. Nghiên cứu cho thấy những con chim ăn phải nhựa đã tăng trưởng chậm đi và suy giảm chức năng thận. Nhiều sinh vật sẽ chết khi ăn phải nhựa, với ước tính hơn một triệu con chim biển sẽ chết vì nhựa mỗi năm.
Rùa biển
O nhiem nhua dai duong, loat sinh vat chet tham khoc-Hinh-2
Nghiên cứu của Đại học Exeter, Anh năm 2017 cho thấy hàng trăm con rùa biển chết hàng năm sau khi chúng bị vướng vào nhựa - các vật phẩm như lưới đánh cá bị mất hoặc bị vứt bỏ. Năm ngoái, các nhà khoa học ở Đại học Exeter, Anh đã phát hiện những mảnh nhựa rất nhỏ trong ruột của mọi loài rùa biển ở Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Biển Địa Trung Hải, và tại các vị trí làm tổ của rùa Quản Đồng và rùa xanh có thể ảnh hưởng đến việc nhân giống rùa. Khi những mảnh nhựa hấp thụ nhiệt sẽ tăng nhiệt độ ấp trứng, làm lệch tỷ lệ giới tính đối với con cái.
Cá voi có răng
O nhiem nhua dai duong, loat sinh vat chet tham khoc-Hinh-3
Cá voi có răng thường vô tình ăn phải những miếng nhựa lớn trong khi săn mồi, làm tắc nghẽn hệ thống tiêu hóa của chúng. Đầu năm nay, các nhà nghiên cứu từ một bảo tàng lịch sử tự nhiên ở thành phố Davao, Philippines đã phục hồi cơ thể cho một con cá voi mõm khoằm Cuvier có 40kg nhựa trong dạ dày và ruột của nó. Các nhà khoa học ở Florida, Mỹ cũng tìm thấy túi ni lông và một quả bóng bay trong dạ dày của một con cá heo răng nhám, sau đó đã được tiêu hóa.
Cua
O nhiem nhua dai duong, loat sinh vat chet tham khoc-Hinh-4
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học của Đại học Exeter, Anh hồi năm 2014, mảnh nhựa nhỏ có thể xâm nhập vào cơ thể cua thông qua các mang của chúng, cũng như bằng cách ăn. Các nhà khoa học cũng cho rằng các sinh vật biển khác cũng sẽ gặp trường hợp như vậy, bao gồm cả cá. Việc xâm nhập qua mang làm tăng cơ hội của những mảnh nhựa nhỏ đến chuỗi thức ăn của con người.
Vi khuẩn
O nhiem nhua dai duong, loat sinh vat chet tham khoc-Hinh-5
Theo báo cáo của các nhà khoa học từ Đại học Macquarie, Úc vào đầu năm nay, ô nhiễm nhựa cũng ảnh hưởng đến vi khuẩn biển. “Các thử nghiệm cho thấy việc tiếp xúc với hóa chất bị rò rỉ từ ô nhiễm nhựa đã cản trở sự phát triển, quang hợp và sản xuất oxy của vi khuẩn Prochlorococcus”, Tiến sĩ Sasha Tetu dẫn đầu nghiên cứu cho biết. Những vi khuẩn quang hợp này rất quan trọng vì chúng tạo ra 10% oxy của chúng ta.
Theo Đan Ngân / Bào TN & MT

>> xem thêm

Bình luận(0)