NASA "tóm gọn" những lỗ đen cực dị, khó bắt

Google News

(Kiến Thức) - Các nhà khoa học tại Đài quan sát tia X Chandra của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã tìm thấy bằng chứng cho thấy, có hàng trăm lỗ đen hạng trung có thể ẩn nấp trong các lõi thiên hà nhỏ.

Những lỗ đen cỡ trung bình này nổi tiếng là khó nắm bắt, nghiên cứu chúng có thể giúp các nhà thiên văn học hiểu rõ hơn cách một số lỗ đen lớn nhất trong vũ trụ ban đầu hình thành như thế nào, theo một tuyên bố từ NASA.
Phần lớn các lỗ đen trung bình nặng khoảng một trăm và vài trăm nghìn lần khối lượng của mặt trời.
NASA
Nguồn ảnh: Phys. 
Sử dụng dữ liệu từ cuộc khảo sát Chandra COSMOS-Legacy, các nhà nghiên cứu đã khám phá ra một vùng quy tụ các lỗ đen kích cỡ trung bình nằm trong các thiên hà lùn.

Mời quý vị xem video: Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Mar Mezcua, một tiến sĩ tại Viện Khoa học Vũ trụ Tây Ban Nha và là tác giả chính của một trong những nghiên cứu này cho biết:“Chúng tôi có thể thấy rằng, các thiên hà lùn, kích cỡ nhỏ là nơi trú ẩn phổ biến của những lỗ đen trung bình, con số phát hiện ra chúng lên tới hàng trăm.
Không những thế, Mezcua và nhóm của cô xác định thêm 40 lỗ đen đang phát triển ẩn trong các thiên hà lùn, hầu hết chúng được cho là lỗ đen trung bình với khối lượng khác nhau từ 10.000 đến 100.000 lần so với khối lượng Mặt trời, theo tuyên bố.
Huỳnh Dũng (theo Phys)

>> xem thêm

Bình luận(0)