Lý do giúp tổ tiên loài chim sống sót sau "Đại tuyệt chủng"

Google News

Trong một nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã kết luận rằng, chỉ có một số ít tổ tiên của loài chim sống sót sau sự kiện “Đại tuyệt chủng Creta – Paleogen”.

Dựa vào những bằng chứng khảo cổ học, các nhà khoa học đã kết luận rằng, sự kiện “Đại tuyệt chủng Creta – Paleogen” diễn ra cách đây khoảng 66,5 triệu năm đã giết chết khoảng 3/4 số sinh vật trên Trái Đất lúc đó. Do sự tác động mạnh mẽ của thiên thạch (tạo nên các hố Chicxulub ở Mexico, Boltysh ở Ukraina), mực nước biển tụt xuống nghiêm trọng và nhiều núi lửa đồng loạt phun trào, hệ sinh thái của hành tinh xanh đã bị hủy hoại cực kỳ nghiêm trọng.
Tổ tiên của loài chim đã từng phải di chuyển xuống mặt đất để thích nghi với điều kiện tự nhiên. 
Chính điều này khiến khí hậu trở nên khô nóng hơn làm tháp thức ăn bị phá vỡ. Trong đó, khủng long cùng các loài động vật có xương sống là những sinh vật chịu ảnh hưởng đầu tiên và nặng nề nhất. Cùng với đó, một số loài thực vật, động vật không xương sống cũng biến mất trên Trái đất, tạo điều kiện cho lớp thú phát triển và dần chiếm ưu thế.
Cũng trong thời kỳ diễn ra sự kiện “Đại tuyệt chủng Creta – Paleogen”, các loài chim cổ đại, sống phụ thuộc chủ yếu vào cây cối cũng bị xóa sổ gần như hoàn toàn. Chỉ còn 1 số ít còn sống nhờ nằm ở những vùng bị ít chịu ảnh hưởng nhất.
Sau đó, do phải thích nghi với môi trường sống, các loài chim cổ đại này dần dần phải di chuyển xuống mặt đất để tìm kiếm thức ăn. Chính điều này khiến chúng bị tác động của chọn lọc tự nhiên và buộc phải phát triển các bộ phận của cơ thể sao cho thích nghi với cuộc sống nhất nhằm có thể tồn tại.
Cụ thể, cánh của chúng dần bị tiêu giảm, không còn nhiều lông dài và hạn chế khả năng bay lượn. Đồng thời, các chi phát triển cứng cáp hơn, to hơn, có móng vuốt để đào bới tìm thức ăn. Phải mãi cho tới khi rừng rậm phát triển mạnh trở lại, tổ tiên loài chim mới dần dần phát triển các điều kiện cơ thể để trở lại cuộc sống trên cây.
Được biết, toàn bộ nghiên cứu và kết luận này do nhóm nhà điểu cầm học thuộc Đại học Bath, Anh đưa ra và nghiên cứu này đã được đăng trên tạp chí khoa học Current Biology.
Theo Bảo Tuấn/Tiền Phong

>> xem thêm

Bình luận(0)