Kỳ thú Mặt trời nhỏ trong phòng thí nghiệm

Google News

(Kiến Thức) - Để có cái nhìn cận cảnh hơn về Mặt trời và nghiên cứu gió mặt trời, một nhóm các nhà khoa học đã tạo ra Mặt trời thu nhỏ của riêng họ trong phòng thí nghiệm, với trường điện từ và plasma cực nóng. 

Các nhà khoa học tại Đại học Wisconsin-Madison đã chế tạo buồng chân không bằng nhôm rộng 3 mét (10 feet), được đặt tên là "Quả bóng lớn màu đỏ" để tái tạo một số tính chất vật lý diễn ra trong và xung quanh Mặt trời.

Ethan Peterson, một sinh viên tốt nghiệp tại khoa vật lý của trường đại học và là tác giả chính của nghiên cứu nói: "Tôi đã bị cuốn hút bởi sự quan trọng và ý nghĩa khoa học sâu sắc của công trình thí nghiệm vật lý Mặt trời này.

Ky thu Mat troi nho trong phong thi nghiem
Nguồn ảnh: Space. 

Mô hình này có một nam châm ở trung tâm để mô phỏng từ trường của Mặt trời và các nhà nghiên cứu sẽ bơm khí heli vào bên trong mặt trời nhỏ để ion hóa khí đó và biến nó thành plasma.

Sau đó, họ sẽ sử dụng một dòng điện cùng với từ trường làm cho các dòng plasma quay.

Mặt trời và bầu khí quyển của nó được tạo thành từ plasma, một hỗn hợp các hạt tích điện dương và âm ở nhiệt độ cực cao. Gió mặt trời mang plasma này chảy từ Mặt trời ra ngoài không gian.

"Chúng tôi cũng biết rằng Mặt trời là một quả cầu plasma quay, và vì vậy chúng tôi tạo ra dòng plasma trong từ trường lưỡng cực này,  sau đó chúng tôi cho quay nó và quan sát những gì xảy ra", Peterson nói. 

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Huỳnh Dũng (theo Phys)

>> xem thêm

Bình luận(0)