Khủng long tuyệt chủng không phải do tiểu hành tinh khổng lồ?

Google News

Trong một thời gian dài, các nhà khoa học nghĩ rằng khủng long bị tuyệt chủng hoàn toàn là do một tiểu hành tinh khổng lồ tấn công. 

Khung long tuyet chung khong phai do tieu hanh tinh khong lo?
Trứng hóa thạch của khủng long cho thấy chúng phải trải qua từ 3 đến 6 tháng ấp trong trứng. Ảnh: Gregory Erickson, FSU. 
Các nhà nghiên cứu mới đây đã khảo sát hóa thạch của phôi khủng long và phát hiện ra rằng, thời gian nằm trong trứng của khủng long ‘không phải chim’ lâu hơn so với chúng ta từng nghĩ trước đây.
Hầu hết, các loài khủng long đó sẽ phải trải qua 6 tháng nằm trong trứng, đó là một sự chậm tiến hóa hơn nhiều loài khác.
“Phát hiện này khiến chúng tôi suy đoán lý do tại sao các loài khủng long bị tuyệt chủng vào cuối kỷ Phấn Trắng, trong khi những loài động vật lưỡng cư, chim, động vật có vú và bò sát đã có thể sống sót và phát triển đến hôm nay”, nhà sinh vật học Gregory Erickson ở Đại học bang Florida cho biết.
trứng của khủng long khá lớn, vào khoảng 4 kg, cỡ như một quả bóng chuyền, các nhà khoa học vẫn từng cho rằng thời gian ấp trứng của khủng long tương tự như các loài chim, là từ khoảng 11 đến 85 ngày, vì họ giả thiết ấp trứng nhanh sẽ làm trứng to nhanh.
Phát hiện này lại cho thấy, khủng long ấp trứng giống bò sát hơn là giống chim.
Để kiểm tra, nhóm nghiên cứu của Erickson tiến hành khảo sát phôi thai hóa thạch từ hai loài: Protoceratops, loài khủng long nhỏ cỡ một con cừu và Hypacrosaurus, loài khủng long mỏ vịt lớn.
Nhóm quét CT phôi thai hóa thạch, trích xuất ra mẫu răng và phân tích bằng kính hiển vi độ phân giải cực cao để tìm ‘đường von Ebner’. ‘Đường von Ebner’ có ở trong răng của các loài động vật. Đây là lần đầu tiên khoa học tìm ra ‘đường von Ebner’ trong phôi thai khủng long.
“Đường von Ebner hình thành khi răng của động vật phát triển. Giống như vân gỗ, nhưng khác là nó được tăng thêm mỗi ngày thay vì mỗi năm như vân gỗ. Dựa vào điều đó, chúng tôi có thể ‘đếm’ được phôi thai này đã phát triển trong bao lâu”, Erickson cho biết.
Kết quả, họ thấy Protoceratops đã gần ba tháng và Hypacrosaurus gần sáu tháng tuổi.
“Tôi rất sững sờ. Là một nhà sinh vật học, tôi hiểu rằng thời gian ấp trong trứng của động vật có tác động lớn đối với nhóm động vật đó”, Erickson cho biết thêm.
Và trong trường hợp của khủng long, việc kéo dài thời gian ấp trứng có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng,
“Vì có thời gian ấp trong trứng khá lâu – từ ba đến sáu tháng – nên những quả trứng tăng nguy cơ trở thành mồi cho các loài động vật ăn thịt, hay gặp phải nạn hạn hán, lũ lụt. Và nó cũng lấy rất nhiều công sức của khủng long mẹ để bảo vệ”.
Những rủi ro này đã trở nên nguy hiểm hơn trong điều kiện môi trường khắc nghiệt – như lúc thiên thạch Chicxulub va vào Trái Đất vào 66 triệu năm trước – khi sự cạnh tranh sinh tồn giữa các loài trở nên cao nhất vì tài nguồn thức ăn trong thiên nhiên bị cạn kiệt sau thảm họa.
Nói cách khác, sự kết hợp giữa việc ấp trong trứng quá lâu, cùng một sự kiện thảm họa trên toàn cầu đã khiến thế giới trở nên quá khó khăn để tồn tại đối với loài khủng long.
Khung long tuyet chung khong phai do tieu hanh tinh khong lo?-Hinh-2
Hóa thạch trứng khủng long của loài Hypacrosaurus. Ảnh: Darla Zelenitsky/Đại học Calgary 
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu thừa nhận họ chỉ mới khảo sát hai quả trứng cho đến thời điểm này, cả hai đều thuộc nhóm khủng long Ornithischian, nổi bật bởi cấu trúc xương chậu của chúng.
Nhưng chúng ta vẫn chưa biết được về thời gian ấp của loài Theropods – loài khủng long có liên quan chặt chẽ với các loài chim thời nay, loài khủng long này có bao gồm Tyrannosaurus rex và Velociraptor.
Các nhà nghiên cứu dĩ nhiên vẫn muốn tiếp tục khảo sát những hóa thạch phôi thai khác trong tương lai, nhưng miễn là họ đủ may mắn để có được các mẫu vật này.
“Sẽ thật thú vị khi những loài khủng long nhỏ như Velociraptor cũng có thời gian ấp trong trứng lâu. Những loài chim thời hiện đại có thời gian ấp trong trứng rất ngắn, nên nếu chúng ta có thêm bằng chứng về thời gian ấp lâu của khủng long, ta sẽ hiểu được lý do khủng long bị tuyệt chủng”, nhà cổ sinh vật học Stephen Brusatte từ Đại học Edinburgh của Anh quốc cho biết.
Chúng ta sẽ tiếp tục chờ đợi và hy vọng nhóm nghiên cứu sẽ có được những mẫu vật hóa thạch về các loài khủng long khác.

Theo Quang Niên/Khám Phá

>> xem thêm

Bình luận(0)