Hòn đảo ra đời cùng cái chết của hơn 800 người, 6 năm sau biến mất hoàn toàn

Google News

Ở ngoài khơi phía Tây Nam Pakistan, có một hòn đảo nhỏ dù không sở hữu cảnh quan kỳ thú, cũng chẳng có bãi tắm nào lý tưởng, nhưng vẫn trở nên nổi tiếng vì sự hình thành của nó lại gắn với cái chết của hàng trăm người Pakistan.
 
 

Zalzala Koh chính là tên hòn đảo kỳ bí nằm trên vùng biển Ấn Độ Dương này. Đây là hòn đảo mà nhiều người địa phương vẫn hay rỉ tai nhau rằng đã được tạo ra trên mạng sống của hơn 800 người dân vô tội.
Hon dao ra doi cung cai chet cua hon 800 nguoi, 6 nam sau bien mat hoan toan
Đảo Zalzala Koh được dân địa phương lan truyền là được hình thành bởi cái chết của 800 dân thường (Ảnh:NASA) 
Nhưng thực tế thì chẳng có một ai bị giết khi đặt chân lên hòn đảo này cả. Số là vào 6 năm trước, một trận động đất mạnh 7,7 độ richter đã làm rung chuyển tỉnh Baluchistan phía Nam Pakistan, khiến 825 người thiệt mạng. Và trùng hợp thay, dư chấn từ trận động đất trên đã khiến một ngọn núi lửa bùn dưới biển phun trào. Kết quả là 1 phần địa chất dưới lòng Ấn Độ Dương được đẩy lên cao, vượt lên trên mực nước biển, tạo nên địa hình của Zalzala Koh như chúng ta vẫn thường thấy sau này.
Khi mới hình thành, Zalzala Koh có chiều cao 20m, chiều rộng 90m và dài khoảng 40m. Dù chỉ là một di chứng phụ sau trận động đất chết người vừa diễn ra, nhưng trong một thời gian dài sau đó, hòn đảo đã trở thành một điểm thu hút du khách và người dân địa phương, bất chấp việc nơi này vẫn bị bao phủ bởi hơi độc, khí gas dễ cháy phun trào từ các rãnh nứt trên đảo, cùng với bề mặt đầy xác cá chết lẫn đất đá, bùn lầy.
Tuy nhiên, những hình ảnh chụp từ trên cao mới đây lại cho thấy Zalzala Koh đang chìm hoàn toàn xuống dưới lòng biển.
Hon dao ra doi cung cai chet cua hon 800 nguoi, 6 nam sau bien mat hoan toan-Hinh-2
Ảnh chụp từ vệ tinh của NASA cho thấy hòn đảo này đang chìm dần xuống dưới biển (Ảnh:NASA) 
Các ảnh chụp tọa độ Zalzala Koh từ các vệ tinh Earth Observing-1 và Landsat 8 của NASA đã tái hiện chi tiết quá trình biến mất của hòn đảo này từ lúc mới được hình thành vào năm 2013, cho đến khi phần lớn diện tích của nó đã chìm hẳn dưới biển vào đầu năm 2019, kết thúc quá trình tồn tại vỏn vẹn 6 năm của hòn đảo kỳ lạ này trên mặt nước biển.
“Hòn đảo này thực chất chỉ là một mớ hổ lốn bùn đất từ thềm lục địa được đùn lên cao,” ông Bill Barnhart, nhà địa chất học tại Trung tâm Khảo sát Địa chất Mỹ, người đã dành nhiều thời gian nghiên cứu về các trận động đất tại Pakistan và Iran, cho biết vào năm 2013.
“Trên thế giới, khu vực hình thành nên đảo Zalzala Koh dường như là một trong những nơi có rất nhiều đặc tính như vậy, vì điều kiện địa chất ở đây là hoàn hảo để hình thành chúng. Bạn cần một lớp khí nén được chôn không quá sâu, như khí metane, CO2, hay bất kỳ một loại khí nào khác, và các thành phần lỏng. Khi lớp khí này chịu tác động bởi các sóng địa chấn (như động đất), các thành phần khí và chất lỏng sẽ phình ra và bị đẩy nhanh lên phía trên bề mặt nước biển, mang theo đá và bùn đất với chúng.
Ở trận động đất xảy ra vào cuối tháng 9 năm 2013, sự rung lắc dữ dội các mảng kiến tạo trên bề mặt Trái Đất đã giải phóng một lượng lớn bùn và khí hình thành nên hòn đảo. Đây là một hiện tượng phổ biến trên thế giới do cường độ cao của hoạt động kiến tạo, khiến một loạt các mảng địa chất tiếp xúc với nhau, làm tăng khả năng va chạm và ma sát lẫn nhau – dẫn đến sự hình thành các thảm họa tự nhiên,” ông Bill giải thích.
Zalzala Koh, do vậy, cũng được hình thành từ một loạt các mảnh vụn và trầm tích gây ra từ va chạm của mảng kiến tạo như thế.
Theo Việt Anh/Dân Việt

>> xem thêm

Bình luận(0)