Choáng váng chứng kiến lỗ đen xé toạc ngôi sao

Google News

(Kiến Thức) - Khi ngôi sao đi vào gần lỗ đen, thủy triều dữ dội sẽ phá vỡ nó thành một luồng khí. Đuôi của dòng chảy vật liệu sẽ thoát khỏi hệ thống, trong khi phần còn lại của nó quay xung quanh, bao quanh lỗ đen với một vành đĩa vụn. 

Theo đó, kính viễn vọng săn lùng hành tinh TESS của NASA đã chứng kiến một lỗ đen xé toạc một ngôi sao từ đầu đến cuối, hiện tượng liên quan đến hiện tượng gián đoạn thủy triều vào ngày 26/9/2019.

Vụ nổ có tên ASASSN-19bt, nó xảy ra trong vùng quan sát liên tục của TESS. Điều này cho phép các nhà thiên văn học xem vụ nổ từ đầu đến cuối.

Choang vang chung kien lo den xe toac ngoi sao
Nguồn ảnh: Space. 

Thomas Holoien thuộc Đài quan sát Carnegie là tác giả chính của bài báo mô tả phát hiện này được xuất bản vào ngày 27/9/2019 trên Tạp chí Vật lý thiên văn.

Holoien nói trong một tuyên bố: "Dữ liệu TESS cho chúng ta thấy chính xác trọn vẹn vụ nổ ASASSN-19bt. Dữ liệu ban đầu sẽ cực kỳ hữu ích cho việc mô hình hóa vật lý của những vụ nổ do lỗ đen xé toạc ngôi sao".

Các nhà thiên văn học nghĩ rằng, lỗ đen siêu lớn ASASSN-19bt nặng gấp khoảng 6 triệu lần khối lượng mặt trời.

Theo tuyên bố của NASA: "Nó nằm ở trung tâm của một thiên hà có tên 2MASX J07001137-6602251 nằm cách 375 triệu năm ánh sáng trong chòm sao Volans. Ngôi sao bị phá hủy có thể có kích thước tương tự mặt trời của chúng ta".

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Huỳnh Dũng (theo Space)

>> xem thêm

Bình luận(0)