Cảnh báo tôm hùm đất bán ở Việt Nam: Thêm điều lạ

Google News

Tổng cục Hải quan ghi nhận tôm hùm đất nhập về Việt Nam chỉ có loại đã qua sơ chế, đông lạnh, chưa ghi nhận trường hợp nào nhập sống.

Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, trong 5 tháng đầu năm 2019 Việt Nam nhập hơn 23 tấn tôm hùm đất (tôm càng đỏ) vào Việt Nam với giá trung bình khoảng 83.000 đồng/kg.
Chỉ trong 5 tháng đầu năm 2019, lượng tôm hùm đất nhập về Việt Nam đã cao hơn cả về số lượng và giá cả so với năm 2018.
Cụ thể, năm 2018, cả nước nhập hơn 10 tấn tôm hùm, trung bình giá chỉ khoảng 24.000 đồng/kg.
Canh bao tom hum dat ban o Viet Nam: Them dieu la
Không có tôm hùm đất sống được nhập khẩu chính ngạch vào Việt Nam. 
Trong đó, cảng Cát Lái - TP. HCM là đầu mối nhập khẩu chủ yếu tôm hùm đất. Tất cả những đợt nhập tôm hùm đất mà Tổng cục Hải quan nắm được đều đã được hấp sơ chế, đông lạnh, chưa ghi nhận chuyến hàng nào có tôm hùm đất còn sống.
Từ thông tin mà Tổng cục Hải quan đưa ra, giá nhập tôm hùm đất vào Việt Nam rẻ hơn rất nhiều so với giá thị trường đang tiêu thụ loại mặt hàng này.
Ngoài ra, tôm hùm đất nhập theo đường chính ngạch về Việt Nam đều đã qua sơ chế, không có tôm hùm đất sống.
Theo tìm hiểu của Đất Việt, trong 5 tháng đầu năm 2019, nhiều cửa hàng thủy - hải sản ở Việt Nam bán tôm hùm đất chủ yếu là mặt hàng tươi sống.
Một số quản lý nhà hàng hải sản trên địa bàn TP. Hà Nội cho biết, mặt hàng tôm hùm đất tươi sống chủ yếu được nhập qua đường tiểu ngạch, các thương lái thường thuê xe đến biên giới Trung Quốc lấy hàng, đóng vào thùng xốp để đưa về.
"Tôm hùm đất là loài sống rất khỏe, giai sức, để trong thùng xốp có nước là có thể sống được vài ngày mà không cần thức ăn" - một quản lý nhà hàng hải sản ở ngã tư Vạn Phúc, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội cho biết.
Trên đường Cương Kiên, P.Trung Văn, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội, tôm hùm đất Trung Quốc được bày bán thường xuyên, giá cũng dao động theo ngày. Chị Đặng Thanh Huyền, ở phố Đại Linh, Trung Văn cho biết: “Tôi thấy loại tôm hùm này được bày bán ở đây từ khá lâu rồi.
Giá thì không có định, có thời điểm rẻ nhất chỉ 190.000 đồng/kg, còn thời điểm đắt đỏ thì ở mức 250.000 đồng/kg. Tôi cũng khá tò mò và có lần ghé vào hỏi han, định mua về ăn thử nhưng rồi lại thôi vì không biết rõ lai lịch như thế nào”.
Không chỉ được bày bán trên một số tuyến phố Hà Nội, tôm hùm đất còn được người bán hàng trên facebook rao bán rất nhiều với thông tin đại loại như: hôm nay hàng từ Trung Quốc về nhiều, giá bán lẻ 250.000 đồng/kg, giá bán buôn từ 10kg trở lên là 215.000 đồng/kg…
Hiện thông tin tôm hùm đất được nhập khẩu dưới dạng sống được bày bán tại Việt Nam đang gây lo ngại cho dư luận, giới chuyên gia và các cơ quan chức năng tại Việt Nam. Loại tôm hùm đất dạng sống được xem là mối nguy hại rất lớn đối với đa dạng sinh học ở Việt Nam khi nó được xem là động vật ngoại lai phá hoại mùa màng, gây bệnh dịch cho thủy sản.
Trong khi đó, bên Trung Quốc thường quảng cáo rằng, tôm hùm đất có giá trị cao, là con gà đẻ trứng vàng cho nông dân Trung Quốc. Ngành tôm hùm đất phát triển rộng rãi ở Trung Quốc bởi nó thúc đẩy kinh tế nuôi trồng thủy sản.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Quang Huy, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 (Bộ NN&PTNT) cho biết cho rằng cần phải kiểm chứng thông tin này.
"Nếu có nuôi ở Trung Quốc thì vùng đó phải được khoanh nuôi cẩn thận. Môi trường, đất và nước ở đó không sử dụng được cho mục đích gì khác thì họ mới nuôi con tôm hùm đất này. Cần phải kiểm chứng lại thông tin bởi thực tế Trung Quốc cũng có nạn xâm lấn, đang phải chịu ảnh hưởng xâm lấn của tôm hùm đất”, ông Huy nhấn mạnh.
Ông Lê Trần Nguyên Hùng – Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Bảo tồn và Phát triển nguồn lợi thủy sản (Tổng cục Thủy sản –Bộ NN&PTNT) cũng cho biết, các báo cáo đều cho thấy việc tác động đến môi trường của loài tôm này cực kỳ khủng khiếp.
Trong điều kiện quy mô sản xuất của Việt Nam còn nhỏ lẻ, khó kiểm soát, việc để lọt đối tượng này ra môi trường có thể là một đại họa vì thế cần có biện pháp ngăn chặn, diệt trừ.
Loại tôm này có nhiều đặc tính của sinh vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại như: ăn tạp, phàm ăn, cạnh tranh thức ăn, có thể chiếm nơi sống, tấn công các loài tôm bản địa. Theo cở sở dữ liệu toàn cầu, đây là loài xâm hại điển hình.
Theo Ngọc Mai/Báo Đất Việt

>> xem thêm

Bình luận(0)