Bất ngờ về loại phân tử lâu đời nhất trong vũ trụ

Google News

(Kiến Thức) - Ngay sau vụ nổ Big Bang, chỉ có một số lượng nhỏ các nguyên tử tồn tại bao gồm cả heli và hydro. Nhưng khoảng 100.000 năm sau Vụ nổ lớn này, phân tử lâu đời nhất trong vũ trụ được tìm ra.

Khoảng 100.000 năm sau Vụ nổ Big Bang, hai nguyên tử heli và hydro từng kết hợp lại gọi là helium hydride. Người ta hy vọng rằng, phân tử helium hydride vẫn sẽ có mặt trong một số phần của vũ trụ. Nhưng thật kỳ lạ, phân tử lâu đời nhất trong vũ trụ này chưa bao giờ được phát hiện trong không gian trước đây.

Bây giờ, phân tử helium hydride cuối cùng đã được phát hiện bởi Đài quan sát SOFIA khi quan sát sâu hơn vào không gian.

Bat ngo ve loai phan tu lau doi nhat trong vu tru
 Nguồn ảnh: phys.

Để xác định vị trí của helium hydride, SOFIA đã tìm kiếm tàn dư của một ngôi sao từng giống như Mặt trời của chúng ta. Đó là Tinh vân hành tinh NGC 7027 cách xa 3.000 năm ánh sáng nằm trong chòm sao Cygnus, khí quyển của tinh vân hành tinh này có chứa phân tử helium hydride, Giám đốc Trung tâm Khoa học SOFIA ở California cho biết trong một tuyên bố.

Trong tinh vân hành tinh này, SOFIA đã phát hiện phân tử helium hydride, là sự kết hợp của helium (màu đỏ) và hydro (màu xanh), là loại phân tử đầu tiên hình thành trong vũ trụ sơ khai. Đây là lần đầu tiên helium hydride được tìm thấy trong vũ trụ hiện đại.

Phát hiện này cung cấp cho chúng ta những hiểu biết mới về hóa học của vũ trụ sơ khai và cách nó phát triển qua nhiều năm.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực.

Huỳnh Dũng (theo Phys)

>> xem thêm

Bình luận(0)