Trăm khổ, một sướng vì cao tốc TP HCM - Trung Lương

Google News

(Kiến Thức) - Kể từ khi thông xe đường cao tốc TP HCM - Trung Lương, cuộc sống của người dân nơi có đường cao tốc đi qua phần nào bị xáo trộn.

Đây chỉ là một trong những địa phận có đường cao tốc TP HCM - Trung Lương đi qua nhưng cuộc sống của người dân nơi đây phần nào đã bị ảnh hưởng.
Ở các nước trên thế giới, đường cao tốc được coi là xương sống của hệ thống giao thông vận tải quốc gia. Nước Mỹ được xem là quốc gia tiên phong trong việc xây dựng hệ thống đường cao tốc. Lịch sử ngành giao thông vận tải Mỹ ghi nhận, con đường cao tốc đầu tiên hay còn gọi là đường có giới hạn lối ra xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1908 với tên gọi đường công viên Long Island.
Tram kho, mot suong vi cao toc TP HCM - Trung Luong
 Người dân tự ý mở hàng rào để sang đường. 
Tuy nhiên, thời kỳ phát triển rực rỡ và đỉnh cao nhất của hệ thống đường cao tốc tại Mỹ chính là thời kỳ hậu chiến tranh thế giới lần thứ hai. Với sự mạnh mẽ và quyết đoán của giới lãnh đạo quốc gia này vào thời kỳ đó, nước Mỹ đã nhanh chóng có được một hệ thống đường cao tốc đủ mạnh mẽ để vực dậy nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề sau chiến tranh.
Mời quý độc giả xem trailer "Đường cao tốc, xa lộ và chuyện dân sinh":

Nhận thấy vai trò của đường cao tốc trong hệ thống giao thông vận tải quốc gia, vào ngày 1/12/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1734/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020. Quy hoạch xác lập mạng đường bộ cao tốc Việt Nam gồm 22 tuyến với tổng chiều dài 5.873 km.
Là một phần trong hệ thống đường cao tốc quốc gia, đường cao tốc TP HCM - Trung Lương có chiều dài toàn tuyến là 61,9 km, được thông xe chính thức vào ngày 3/2/2010. Việc thông xe đã giúp cho việc giao thông, lưu chuyển hàng hóa giữa TP HCM và các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trở nên thuận tiện hơn.
Tuy nhiên, sau khi đưa vào sử dụng, một số cung đường trên cao tốc này xảy ra tình trạng bất cập. Thiếu đường dân sinh hoặc đường dân sinh bố trí không phù hợp khiến nhiều người dân bất chấp nguy hiểm để băng qua đường. Các cung đường này hàng mấy cây số đều không có cầu cạn hoặc cầu vượt trên cao nên cư dân hai bên đường đã tự ý mở rào chắn và vô tư qua đường bất chấp dòng xe cộ đang lưu thông với tốc độ cao.
Phát triển đường cao tốc là một việc làm cần thiết trong quá trình phát triển đất nước, song việc phát triển cần có thời gian để người dân thích nghi và cần chú ý đến sinh kế của những người dân hai bên đường. Do đâu, những người dân này lại bất chấp cả tính mạng phá hàng rào bảo vệ hoặc tìm mọi cách băng qua đường ở những nơi có đường cao tốc đi qua và làm thế nào để giải quyết triệt để tình trạng này, quý khán giả sẽ có câu trả lời trong thời luận "Đường cao tốc, xa lộ và chuyện dân sinh" phát sóng lúc 20h15 thứ 7 ngày 30/1/2015 và phát lại lần 1 lúc 9h Chủ nhật ngày 8/2/2015, phát lại lần 2 lúc 15h thứ 2 ngày 9/2/2015 trên kênh ANTG (Truyền hình An Viên).
Hải Sơn

Bình luận(0)