Sự thất hứa của Mỹ sau Hiệp định Paris 1973

Google News

(Kiến Thức) - Nhiều người nghĩ rằng, sau Hiệp định Paris 1973, hòa bình sẽ được lập lại ở Việt Nam, nhưng hòa bình chỉ được tái lập sau ngày 30/4/1975.

Ở phần 1 "Việt Nam - Cuộc binh biến thầm lặng", chúng ta đã được nhìn lại một phần cuộc chiến tranh tàn khốc. Sự chán nản, phẫn nộ kèm theo những hành động phản đối đã được John Pilger tái hiện lại chân thực nhất khi nói về cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam. Một trong những lời phát biểu gây ám ảnh nhất của binh lính Mỹ: “Tôi không thể thấy được ý nghĩa của cuộc chiến này, và không ai lý giải được việc tại sao chúng tôi lại phải ở đây. Tôi thật sự không muốn cầm súng chống lại những người này, tôi không muốn giết họ…”
Phần 2 này, chúng ta sẽ được thấy những hành động của Mỹ sau khi tuyên bố “chấm dứt chiến tranh” tại Việt Nam vào Tháng 2 năm 1973. Mỹ đã thất hứa khi vẫn hiện diện ở Việt Nam dưới vỏ bọc là cơ quan quản lý dịch vụ (Management Services Division). Và, đối với John Pilger chiến dịch cuối cùng ở Việt Nam bắt đầu từ ngay ngày đầu năm mới 1975, khi quân đội miền Bắc bao vây và chiếm thủ phủ Phước Bình, chỉ cách Sài Gòn có 75 dặm.
Su that hua cua My sau Hiep dinh Paris 1973
Người Mỹ vẫn hiện diện ở Việt Nam sau Hiệp định Paris 1973 
Pilger viết: “Sài Gòn đang sụp đổ trước mắt, một Sài Gòn được người Mỹ hậu thuẫn, một thành phố được coi là “thủ đô tiêu dùng” nhưng chẳng hề sản xuất một mặt hàng nào ngoài chiến tranh. Trong hàng ngũ của quân đội lớn thứ tư thế giới vào thời điểm đó, binh lính đang đào ngũ với tốc độ cả nghìn người trong một ngày…”
Su that hua cua My sau Hiep dinh Paris 1973-Hinh-2
Phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam có ngay trên nước Mỹ 
Một điểm thú vị trước khi Hiệp định Paris 1973 được ký kết, đó là sự rối ren tột cùng tại Sài Gòn lúc ấy. Lệnh tiến hành di tản được đưa ra. Tuy nhiên, Đại sứ Martin vẫn tin rằng “còn thời gian” đàm phán để có một “giải pháp danh dự”. John Pilher miêu tả: “Một đám đông chen lấn ở trước cửa sứ quán Mỹ, có người còn cố trèo tường để vào bên trong. Một số người có mặt ở đây chỉ vì tò mò. Một số khác vừa ôm chặt cánh cổng sắt vừa nài nỉ thủy quân lục chiến Mỹ. Họ đưa ra giấy tờ hoặc thư từ giới thiệu của các quan chức Mỹ”.
Su that hua cua My sau Hiep dinh Paris 1973-Hinh-3
Nhà báo, đạo diễn John Pilger 
Nhà báo John Pilger xúc động nhớ lại cảnh ngủ dưới gầm giường để tránh mảnh pháo, đến sáng lại dạo vòng quanh khu trung tâm, cảm nhận cuộc chiến sắp kết thúc. Trên hết là hình ảnh những người bị tàn phế, những con người đang phải nằm ở bệnh viện và tất cả những hy sinh của họ, ông nghĩ “họ hoàn toàn xứng đáng hưởng một nền hòa bình”.
Rất nhiều tài liệu mật của sứ quán đã được tiêu huỷ cộng với rất nhiều tiền, những tờ tiền giấy 10, 50 và 100 đô la, cũng cùng chung số phận. Pilger tiết lộ: “Một quan chức trong sứ quán cho biết hơn 5 triệu đô la đã bị đốt, tất cả các két sắt trong sứ quán đều trống rỗng nhưng vẫn được khóa cẩn thận…”
Có thế nói, sự gắn bó cùng tâm huyết của John Pilger trong việc phản đối cuộc chiến tranh vô nghĩa của Mỹ tại Việt Nam không thể đo đếm được. Có chăng đó là định mệnh, số phận đưa đẩy những “chiến sỹ với cây bút lao ra chiến trường”, mặc cho sự nguy hiểm không kiêng dè bất cứ ai của chiến tranh. Họ cũng không ngờ tới một sự thật phũ phàng của chiến tranh lại phơi bày những mâu thuẫn và xung đột khi họ tiếp xúc với thực tế: đắng cay và xót xa.
Mời quý khán giả theo dõi tập 2 series phim tài liệu đặc sắc nhân dịp kỉ niệm 40 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam mang tựa đề "Vẫn là cuộc chiến của Mỹ", phát sóng lúc 21h30 ngày 28/4/2015 trên kênh ANTG – Truyền hìn An Viên.
Linh Nga

Bình luận(0)