2015, các hãng công nghệ Trung Quốc đã làm gì để thế giới “nể”?

Google News

 Các hãng công nghệ Trung Quốc đã làm được rất nhiều điều và được nhắc đến rất nhiều trong năm 2015. Vậy họ đã làm gì?.

Trang Tech in Asia đã điểm lại những gì mà Big Four (4 đại gia công nghệ Trung Quốc) bao gồm Baidu, Alibaba, Tencent và Xiaomi đã làm trong năm 2015, để được thế giới thực sự ngưỡng mộ và kính nể.
Baidu tập trung vào chiến lược vươn ra toàn cầu
Những tham vọng toàn cầu của Baidu rất rõ ràng. Hãng ra mắt công cụ tìm kiếm ở Brazil, thử nghiệm ở Thái Lan và Ai Cập. Nhưng thay vì xây dựng lực lượng tìm kiếm, Baidu đã nhảy vào cuộc chơi ứng dụng trong năm 2015, phát triển kho ứng dụng đến Indonesia và Ấn Độ.
2015, cac hang cong nghe Trung Quoc da lam gi de the gioi “ne”?
Ảnh minh họa.
Thực tế, Ấn Độ là điểm nhấn lớn của Baidu trong năm nay, văn phòng mới của họ ở New Delhi đã được thành lập mấy tháng nay. Với việc Baidu đang mong muốn thiết lập chỗ đứng lâu dài ở Ấn Độ, hãng đã bắt đầu quá trình địa phương hóa nhanh chóng. Kho ứng dụng của Baidu tại Ấn Độ giờ đã có cả tiếng Hindi và tiếng Anh.
Lượng người dùng ứng dụng quốc tế của họ đã đạt 260 triệu người dùng trên toàn cầu (chưa kể Trung Quốc), với mức tăng trưởng 56%/năm. Những thị trường mới nhất của Baidu là Ấn Độ, Indonesia và Brazil. Công ty thu tiền qua quảng cáo hoặc các ứng dụng mất phí, những ứng dụng này đã đạt mức tăng 600% doanh thu giữa nửa đầu và nửa sau năm 2015 (con số chính xác chưa được tiết lộ).
Baidu cũng mua lại hãng quảng cáo Nhật Bản Popln với giá 8 triệu USD. Đây thực sự là bước nhảy vọt của Baidu, khi họ đóng cửa kinh doanh tìm kiếm ở Nhật chỉ 2 tháng trước thương vụ này. Tuy vậy, công nghệ READ độc quyền của Popln (công nghệ giúp dò ra từng bộ phận của một bài abos như hình ảnh, chữ… và ghi lại thời gian đọc của người dùng dựa trên khu vực họ nhìn vào màn hình) mới là điểm chính của Baidu. Với công nghệ này, Baidu hy vọng sẽ thực hiện một loạt sản phẩm sắp tới. Đó là vũ khí để họ tăng doanh thu quảng cáo.
Năm 2015, Baidu cũng bắt tay với Facebook và Google. Lý do? Để có thêm nhiều người dùng các ứng dụng quốc tế - một thông điệp rõ ràng cho thấy Baidu rất quan tâm đến thị trường thế giới.
Alibaba củng cố đầu tư trong nước
Alibaba có một số khoản đầu tư “rất đậm” vào năm nay, với hàng tấn tiền chảy vào các công ty Trung Quốc như Youku Tudou và Suning, nhưng những khoản đầu tư quốc tế mới thực sự giúp Alibaba thăng hoa.
Nhằm cạnh tranh với Amazon ở Ấn Độ, Alibaba đã hỗ trộ Paytm và Snapdeal, khiến nhiều người tự hỏi khi nào và liệu Alibaba có nhảy vào thị trường Ấn Độ bằng chính thương hiệu của họ. Alibaba đã mở văn phòng ở Anh, Italy, Đức, Pháp và có thể thêm 2 cái nữa ở Mỹ. Công ty dường như không vội vã thiết lập chỗ đứng ở các thị trường mới nổi.
Tencent có một năm khá yên ắng
Tencent có một năm 2015 khá yên ắng. Hầu hết tham vọng toàn cầu của Tencent là những khoản đầu tư vào các start-up sắp tới ở Trung Quốc và Ấn Độ. Tencent đã đầu tư vào ứng dụng nhắn tin Canada Kik nhằm mở rộng lượng người dùng WeChat trong nước ra khỏi Trung Quốc.
Tencent cũng đã đầu tư khá mạnh vào Lyft, đối thủ của Uber, thiết lập liên minh toàn cầu chống Uber. Hãng cũng đặt chân vào Cyanoge. Liệu có phải Tencent sắp ra điện thoại?
Xiaomi tấn công mạnh thị trường Ấn Độ
Xiaomi đã bị Huawei đánh bật khỏi vị trí số 1 ở Trung Quốc. Đây có thể là lý do tại sao Xiaomi đang tập trung vào các thị trường quốc tế trong năm 2015: Brazil và Ấn Độ. Xiaomi bắt đầu sản xuất điện thoại ở Brazil để phục vụ nhu cầu thị trường đầu tiên ngoài châu Á của hãng, và nhanh chóng thiết lập một nhà máy ở Ấn Độ.
Xiaomi sẽ làm gì tiếp theo? CEO Lei Jun muốn là nhà sản xuất smartphone hàng đầu ở Ấn Độ vào năm 2018, nhưng họ cũng đang xem xét gia nhập thị trường Trung Đông vào năm 2016.
Theo ICTNews

Bình luận(0)