Sau khi đăng cơ, vì sao Tần Thủy Hoàng không giết công thần?

Google News

Nhiều vị hoàng đế sau khi ngồi lên ngai vàng, đã bắt đầu đại khai sát giới. Giết một số người khiến cho con đường làm hoàng đế của họ dễ dàng hơn. Thế nhưng Tần Thuỷ Hoàng lại không làm như vậy!

Lưu Bang và Chu Nguyên Chương đều giết đi công thần, ngay cả Triệu Khuông Dận, cũng dùng rượu để tước binh quyền đem khai quốc công thần của ông ta cho về quê nhà. Điều ngạc nhiên là Tần Thủy Hoàng hoàn toàn trái lại, không giết bất kì ai.

Tần Thuỷ Hoàng không tàn sát người dân, không giết bất kì một anh hùng nào

Làm cho người ta khó mà tin nổi, trong suốt hơn 20 năm Tần Thủy Hoàng chinh phạt 6 nước, nhưng rất ít những ghi chép về việc giết địch chém đầu họ.

Ngay cả hoàng tử Đan của nước Yên sai Kinh Kha ám sát Tần Thủy Hoàng, khi quân Tần chiếm được Kế Thành của Yên quốc, cũng không hề sai quân phóng hỏa đốt thành, tàn sát dân chúng, cũng không giết bất kì các quan thần của nhà vua.

Theo sử sách, bất quá thì đầu của thái tử Đan cũng là do Yên Vương sai người mang đến cho Tần Thủy Hoàng mà thôi.

Mà ngay cả việc quân Tần tại các nước khác cũng vậy, đều không có bất kì hiện tượng gì xảy ra. Bao quát "Sử ký" trong sách sử, đều không có việc quân Tần tàn nhẫn giết người dân, giết tướng quân các nước, các quan đại thần cùng bách tính đều không có trong ghi chép.

Tần Thủy Hoàng không chỉ ưu đãi và an ủi vương công, quý tộc của 6 nước, mà ngay cả các công thần, anh hùng của nước Tần cũng được hậu đãi. Trong suốt 30 năm tại vị, ông không giết bất kì tướng lĩnh, bộ hạ nào.

Sau khi dang co, vi sao Tan Thuy Hoang khong giet cong than?

Ảnh minh hoạ Vương Tiễn. Nguồn Soundofhope.

Cho dù Vương Tiễn phạm phải tội giết người nhưng Tần Thủy Hoàng không giết ông ta, vẫn để cho ông ta sung sướng an hưởng tuổi già. Hai con trai của Vương Tiễn còn được đánh giá cao và được trọng dụng, điều này khác xa với chế độ chuyên chế bạo ngược.

Ngoài ra, thật bất ngờ, trong "Sử ký – Tiểu sử các quan chức tàn bạo", không có một vị quan nào của nhà Tần được tuyển chọn, mà trái lại hầu hết là các quan lại của nhà Hán đều được chọn. Nếu nhà Tần thực hành chính sách tàn bạo, thì lẽ ra đâu đâu cũng phải là ác quan.

Tần Thủy Hoàng thống nhất sáu nước, đối xử tử tế với các anh hùng lập quốc, không giết bất kỳ công thần nào của mình. Điều quan trọng nhất là Tần Thủy Hoàng có lòng tự trọng rất cao, ông là một quý tộc lâu đời hàng trăm năm, duy ngã độc tôn, không ngại diệt sáu nước, mấy cái công trình lớn ông cũng không sợ làm, phải nói là ông có khả năng khống chế và điều khiển các công thần.

Lưu Bang và Chu Nguyên Chương không có tài năng quân sự, xuất thân từ gia đình nghèo khó, giang sơn đều dựa vào anh em đoạt lấy cho, vất vả khổ cực để đoạt lấy giang sơn, cho nên đương nhiên sợ những công thần này sẽ cướp lấy ngôi báu, cho nên Lưu Bang và Chu Nguyên Chương đều giết công thần. Ngược lại Tần Thủy Hoàng thì không giết bất kì ai.

Ngoài ra, nước Tần là một quốc gia có luật lệ nghiêm minh, mọi thứ ở nước Tần đều có luật lệ phải tuân theo, các hoàng đế của nước Tần trong các triều đại đều rất tuân thủ bộ luật pháp này, bởi vì họ biết rằng nếu họ muốn thống trị thiên hạ, họ phải duy trì sự cai trị của mình, dựa vào luật pháp hoàn chỉnh.

Từ hoàng đế, văn võ đại thần cho đến thường dân đều phải tuân thủ theo pháp luật mà làm, việc gì được làm việc gì không được làm đều phải dựa vào luật pháp. Bất kì việc gì vượt tuyến đều chịu sự trừng phạt của luật pháp.

Hơn nữa, trong thời kỳ chiến tranh xảy ra thường xuyên, nhân tài rất hiếm, đặc biệt là những anh hùng, công thần đã có kinh nghiệm chiến đấu thì lại càng khó tìm. Tần Thủy Hòang mang chí lớn thiên hạ, vì vậy những nhân tài có thể giúp được Tần Thủy Hoàng hưng quốc an bang là rất cần thiết, đương nhiên ông sẽ không dễ dàng giết bất kỳ người nào.

Thiên cổ hoàng đế Tần Thủy Hoàng, là một vị hoàng đế đối xử hậu đãi với các công thần và bổ nhiệm người tài đức, khi Tần Thủy Hoàng mới lên ngôi hoàng đế, mỗi ngày ông chỉ được ngủ vài tiếng và mỗi ngày đều bận rộn với chính sự, phê duyệt công văn, làm thế nào để thống nhất 6 nước, ổn định quốc gia, bộn bề công việc.

Ngay cả Úy Liễu người nói ông là hôn quân, bạo ngược, cũng được Tần Thủy Hoàng bổ nhiệm chức vụ đô úy là vị trí quan võ tối cao, điều này cho thấy Tần Thủy Hoàng là người có tấm lòng rộng lượng.

Vì vậy với tư cách là cận thần của Tần Thủy Hoàng, đều không phải lo lắng Tần Thủy Hoàng che giấu tâm tư quỷ kế của mình, bởi vì Tần Thủy Hoàng không chỉ biết dùng người và điều khiển thiên hạ mà còn có một tấm lòng rộng rãi.

Theo Minh Thư/Tri Thức

>> xem thêm

Bình luận(0)