Với vẻ mặt tự hào, đăm chiêu, những nhân vật cao tuổi trong các bức chân dung của nhiếp ảnh gia Peter Bos thể hiện sự trầm tĩnh. Tuy nhiên, những hình xăm trên khuôn mặt họ che giấu một sự thật đen tối: họ từng là những chiến binh săn đầu người đáng sợ. Người Konyak có phong tục săn đầu kẻ thù để đảm bảo sự sinh sôi của đồng ruộng cũng như con người trong bộ lạc. Tổ tiên người Konyak tin rằng phong tục này giúp họ chiếm hữu sức mạnh và linh hồn của kẻ bại trận.Họ nằm trong số 230.000 thành viên của bộ tộc Konyak ở bang Nagaland, Ấn Độ, sát biên giới Myanmar. Cộng đồng này sinh sống tại các ngôi làng trên đỉnh đồi xa xôi, canh tác nông nghiệp và có tục xăm mình để kỷ niệm những cột mốc và nghi thức quan trọng trong đời.Tuy nhiên, hình xăm trên mặt chỉ dành riêng cho các chiến binh, những người trở về sau khi săn đầu kẻ thù. “Tôi chưa bao giờ cảm thấy bị đe dọa hoặc sợ hãi. Họ rất ấm áp”, ông Bos, nhiếp ảnh gia chân dung người Hà Lan, nói với CNN. “Chúng ta nghĩ săn đầu người là một điều gì đó man rợ, nhưng với họ, đó chỉ là một phong tục”.“Chúng tôi đã đến nhà những chiến binh săn đầu người này, trò chuyện và hỏi về quá khứ của họ, về những bài thơ và bài hát. Điều này giúp họ thoải mái hơn trước ống kính”, nhiếp ảnh gia Bos, người từng 4 lần đến thăm bộ tộc săn đầu người Konyak, kể lại. “Các chiến binh cao tuổi yếu đuối lắm. Họ đều mang trong mình nỗi buồn”.Nghệ thuật xăm mình của những người trong bộ lạc đang dần mai một. Khi đạo Cơ đốc giáo lan truyền đến khu vực vào nửa sau thế kỷ 19, tục săn đầu người và xăm mình dần mất đi và gần như biến mất vào những năm 1970.“Mỗi hình xăm đều tượng trưng cho địa vị hoặc cuộc đời của các chiến binh”, cô Phejin Konyak, chắt của một chiến binh săn đầu người, nói từ Nagaland. Cô đã dành nhiều năm để ghi chép, sưu tập lại nền văn hóa đang dần biến mất. “Đây là thế hệ chiến binh săn đầu người cuối cùng. Khi họ qua đời, phong tục này sẽ biến mất vĩnh viễn”.Phejin Konyak rời ngôi làng 700 người khi cô mới 4 tuổi để theo học một trường tu viện ở Dimapur cách đó 300 km. “Tất nhiên, sự du nhập của Cơ đốc giáo tạo điều kiện cho chúng tôi học hành. Thế nhưng, ở Nagaland, sự chuyển đổi từ phong tục truyền thống sang Cơ đốc giáo diễn ra rất nhanh. Chúng tôi đi từ tục săn đầu người sang sử dụng iPad chỉ trong vài thập kỷ”.Sự biến mất của những hình xăm truyền thống, được chạm khắc bằng kỹ thuật sử dụng mây mài sắc bơm nhựa cây vào da, là dấu hiệu của sự xói mòn văn hóa ở mức độ rộng lớn hơn.Phejin cho rằng không còn cơ hội để hồi sinh những truyền thống đã mất của bộ lạc cô. Phejin đang dịch tác phẩm của mình sang tiếng địa phương dù người Konyak không có chữ viết riêng.Đối với Bos, sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại trong những ngôi làng của bộ tộc Konyak là nguồn cảm hứng dồi dào. Trong khi nhiều chiến binh săn đầu người mặc trang phục truyền thống, vài người trông có vẻ hiện đại với trang phục thể thao và đồng hồ đeo tay. Các bức chân dung thường được chụp bên trong những ngôi nhà dài truyền thống, được làm từ tre, lá cọ và gỗ từ những ngọn đồi xung quanh.“Bên trong những ngôi nhà ít ánh sáng này là bức tường đầy chiến tích với các chiến lợi phẩm đầu thú”, Bos miêu tả. “Họ vẫn còn sống nhưng sắp cạn kiệt thời gian”, nhiếp ảnh gia nói về những chiến binh săn đầu người thế hệ cuối cùng. “Họ không còn thuộc về thế giới hiện đại này nữa”.
Với vẻ mặt tự hào, đăm chiêu, những nhân vật cao tuổi trong các bức chân dung của nhiếp ảnh gia Peter Bos thể hiện sự trầm tĩnh. Tuy nhiên, những hình xăm trên khuôn mặt họ che giấu một sự thật đen tối: họ từng là những chiến binh săn đầu người đáng sợ. Người Konyak có phong tục săn đầu kẻ thù để đảm bảo sự sinh sôi của đồng ruộng cũng như con người trong bộ lạc. Tổ tiên người Konyak tin rằng phong tục này giúp họ chiếm hữu sức mạnh và linh hồn của kẻ bại trận.
Họ nằm trong số 230.000 thành viên của bộ tộc Konyak ở bang Nagaland, Ấn Độ, sát biên giới Myanmar. Cộng đồng này sinh sống tại các ngôi làng trên đỉnh đồi xa xôi, canh tác nông nghiệp và có tục xăm mình để kỷ niệm những cột mốc và nghi thức quan trọng trong đời.
Tuy nhiên, hình xăm trên mặt chỉ dành riêng cho các chiến binh, những người trở về sau khi săn đầu kẻ thù. “Tôi chưa bao giờ cảm thấy bị đe dọa hoặc sợ hãi. Họ rất ấm áp”, ông Bos, nhiếp ảnh gia chân dung người Hà Lan, nói với CNN. “Chúng ta nghĩ săn đầu người là một điều gì đó man rợ, nhưng với họ, đó chỉ là một phong tục”.
“Chúng tôi đã đến nhà những chiến binh săn đầu người này, trò chuyện và hỏi về quá khứ của họ, về những bài thơ và bài hát. Điều này giúp họ thoải mái hơn trước ống kính”, nhiếp ảnh gia Bos, người từng 4 lần đến thăm bộ tộc săn đầu người Konyak, kể lại. “Các chiến binh cao tuổi yếu đuối lắm. Họ đều mang trong mình nỗi buồn”.
Nghệ thuật xăm mình của những người trong bộ lạc đang dần mai một. Khi đạo Cơ đốc giáo lan truyền đến khu vực vào nửa sau thế kỷ 19, tục săn đầu người và xăm mình dần mất đi và gần như biến mất vào những năm 1970.
“Mỗi hình xăm đều tượng trưng cho địa vị hoặc cuộc đời của các chiến binh”, cô Phejin Konyak, chắt của một chiến binh săn đầu người, nói từ Nagaland. Cô đã dành nhiều năm để ghi chép, sưu tập lại nền văn hóa đang dần biến mất. “Đây là thế hệ chiến binh săn đầu người cuối cùng. Khi họ qua đời, phong tục này sẽ biến mất vĩnh viễn”.
Phejin Konyak rời ngôi làng 700 người khi cô mới 4 tuổi để theo học một trường tu viện ở Dimapur cách đó 300 km. “Tất nhiên, sự du nhập của Cơ đốc giáo tạo điều kiện cho chúng tôi học hành. Thế nhưng, ở Nagaland, sự chuyển đổi từ phong tục truyền thống sang Cơ đốc giáo diễn ra rất nhanh. Chúng tôi đi từ tục săn đầu người sang sử dụng iPad chỉ trong vài thập kỷ”.
Sự biến mất của những hình xăm truyền thống, được chạm khắc bằng kỹ thuật sử dụng mây mài sắc bơm nhựa cây vào da, là dấu hiệu của sự xói mòn văn hóa ở mức độ rộng lớn hơn.
Phejin cho rằng không còn cơ hội để hồi sinh những truyền thống đã mất của bộ lạc cô. Phejin đang dịch tác phẩm của mình sang tiếng địa phương dù người Konyak không có chữ viết riêng.
Đối với Bos, sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại trong những ngôi làng của bộ tộc Konyak là nguồn cảm hứng dồi dào. Trong khi nhiều chiến binh săn đầu người mặc trang phục truyền thống, vài người trông có vẻ hiện đại với trang phục thể thao và đồng hồ đeo tay. Các bức chân dung thường được chụp bên trong những ngôi nhà dài truyền thống, được làm từ tre, lá cọ và gỗ từ những ngọn đồi xung quanh.
“Bên trong những ngôi nhà ít ánh sáng này là bức tường đầy chiến tích với các chiến lợi phẩm đầu thú”, Bos miêu tả. “Họ vẫn còn sống nhưng sắp cạn kiệt thời gian”, nhiếp ảnh gia nói về những chiến binh săn đầu người thế hệ cuối cùng. “Họ không còn thuộc về thế giới hiện đại này nữa”.