Triển khai phần mềm điều phối liên viện về hiến và ghép tạng

Google News

Đây là đề án thực hiện điều phối liên viện về hiến và ghép thận nhân đạo giữa Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Thống Nhất và Bệnh viện Nhi đồng 2.

Trien khai phan mem dieu phoi lien vien ve hien va ghep tang
Một ca ghép thận tại Bệnh viện Chợ Rẫy 

Theo TS.BS Dư Thị Ngọc Thu, Trưởng Đơn vị Điều phối Ghép tạng của Bệnh viện Chợ Rẫy TP HCM, thông qua phần mềm hệ thống, việc tiếp nhận, quản lý, tuyển chọn và điều phối mô - tạng hiến tặng này sẽ tạo nhiều thuận lợi cho cộng đồng, cho người bệnh có thể dễ dàng tiếp cận được các thông tin chính thống trong hiến và ghép mô - tạng từ người hiến chết não, tim ngừng đập.

“Bệnh nhân chờ ghép tạng hoàn toàn yên tâm khi đã nằm trong danh sách chờ trên hệ thống và không sợ bị rơi lại vì bất kỳ lý do gì. Trong một hệ thống tuyển chọn chính thức rồi, người bệnh sẽ được chăm sóc tốt hơn,” TS.BS Dư Thị Ngọc Thu chia sẻ.

Về mặt quản lý có thể kiểm soát được tính minh bạch và công bằng trong tuyển chọn người tiếp nhận tạng hiến, vô hiệu hóa các hoạt động có tính chất cá nhân và nâng cao chất lượng chuyên môn trong theo dõi, điều trị cho bệnh nhân được ghép.

Như vậy, phần mềm “tiếp nhận, quản lý, tuyển chọn, điều phối mô tạng hiến” góp phần chống nạn buôn bán tạng. Người bệnh cần ghép tạng không cần “lao vào một chuyện nguy hiểm” thậm chí khi người bệnh đủ tiền mua tạng nhưng sẽ phải ghép ở một cơ sở không chính thống, phi pháp.

Trien khai phan mem dieu phoi lien vien ve hien va ghep tang-Hinh-2
Người hiến tạng sau khi qua đời đã cứu được rất nhiều bệnh nhân khác đang mắc bệnh thận, tim hay bệnh gan. Ảnh tư liệu

Hiện nay, để tuyển chọn một hồ sơ phù hợp giữa người nhận và người hiến, nhân viên y tế đang phải mất vài ba tiếng đồng hồ. Còn với phần mềm này, thao tác nhanh hơn.

Người bệnh nằm trên danh sách chờ không phân biệt bệnh viện hay cơ sở y tế nào. Khi đã có danh sách được tuyển chọn, người ta sẽ có thông tin chi tiết hơn như người bệnh thuộc bệnh viện nào, bệnh viện đó có thực hiện được kỹ thuật ghép thận hay không. Nếu bệnh viện đó không thực hiện được, bệnh nhân sẽ được chuyển về Bệnh viện Chợ Rẫy.

Sau này, nếu hoạt động tiếp nhận, quản lý, tuyển chọn, điều phối mô tạng hiến phát triển tốt, bệnh nhân có thể đến bất cứ trung tâm ghép tạng nào gần đó nhất. Người bệnh không phải đi quãng đường xa.

Theo PGS Thái Minh Sâm, Trưởng khoa Tiết niệu (Bệnh viện Chợ Rẫy), vào tháng 12/1992, 2 ca ghép thận đầu tiên ở TP HCM được thực hiện tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Trong 30 năm qua, Bệnh viện Chợ Rẫy đã thực hiện ghép thành công hơn 1.000 quả thận .

Trong đó, chủ yếu là ghép thận từ người hiến thận sống (94,1%) có quan hệ huyết thống. Tỷ lệ ghép từ người hiến đã qua đời còn thấp (5,9%). Độ tuổi trung bình người hiến khoảng 50 và người nhận là 34 tuổi.

Bệnh viện Chợ Rẫy cũng là đơn vị đầu tiên trong cả nước tiến hành ghép thận từ người cho chết não (năm 2008) và người cho khi tim ngừng đập (năm 2015). Hiện tại mỗi ngày bệnh viện tiếp đón và thăm khám khoảng 70 - 80 bệnh nhân gặp vấn đề về thận.

>>> Mời độc giả xem thêm video Kỹ sư trẻ chết não hiến tạng giúp 4 người bệnh được cứu:

(Nguồn: Nhân Dân)

An Quý

>> xem thêm

Bình luận(0)