Mẹ chồng dè chừng vì sợ làm phật ý con dâu

Google News

Bố mẹ hai bên là một phần không thể tách rời của mỗi cặp vợ chồng. Họ đóng góp nhiều ý kiến vào đời sống riêng của các con, đôi khi gây ra tranh cãi không đáng có.

Giáo sư Geoffrey Greif đến từ Trường Công tác Xã hội của Đại học Maryland (Mỹ) là đồng tác giả của cuốn sách mới có tên In-Law Relationships: Mothers, Daughters, Fathers, and Sons (tạm dịch: Mối quan hệ với gia đình thông gia: Mẹ, Con gái, Cha và Con trai).
Me chong de chung vi so lam phat y con dau
Bên cạnh nhiều gia đình yêu thương, quan tâm con dâu/rể, một số mối quan hệ lại căng thẳng, xa cách. Ảnh: liveabout. 
Sau khi tiến hành 1.500 cuộc phỏng vấn với các bậc phụ huynh có con đã kết hôn, giáo sư Greif phát hiện rằng mối quan hệ giữa các chàng rể với nhà vợ, hoặc nàng dâu với nhà chồng không hoàn toàn mang tính gây hấn thụ động - tức biểu lộ cảm xúc tiêu cực một cách gián tiếp thay vì công khai giải quyết chúng.
Bên cạnh nhiều gia đình căng thẳng, xa cách, một số khác yêu thương, quan tâm con dâu/rể.
Tuy nhiên, giáo sư nhận định rằng đa số đều “có khả năng cải thiện và chấp nhận được”. Ông tin rằng đó là nền tảng tốt để xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ hơn giữa các cặp vợ chồng với hai bên bố mẹ.
“Tôi muốn mọi người nhận thức rõ hơn về kiểu quan hệ gia đình này khi nó được đặt trong mối bối cảnh khác, giống như bức họa Mona Lisa vậy. Mãi cho đến khi tác phẩm này bị đánh cắp khỏi bảo tàng Louvre (Pháp) vào năm 1911, nó mới được công chúng biết đến và đánh giá cao hơn hẳn”, giáo sư Greif nói.
Thời điểm kỳ nghỉ lễ đến gần cũng là lúc những nàng dâu, chàng rể cùng bố mẹ hai bên nhìn nhận lại mối quan hệ gia đình có ý nghĩa mà bị bỏ quên này.
Thay đổi cách nhìn về mẹ chồng
Theo giáo sư Greif, con người đang sống trong một xã hội mà vai trò của từng cá nhân trong mối quan hệ giữa 2 gia đình không được xác định rõ ràng.
Ở xã hội tiền công nghiệp, con người chọn vợ/chồng dựa trên sức lao động hoặc khả năng sinh sản của họ. Mới cách đây 100 năm, các bậc phụ huynh thường hiểu rõ về đối tượng mà con cái kết hôn bởi hầu hết họ quen biết nhau trong một cộng đồng nhỏ.
Ngày nay chúng ta đề cao cảm xúc lên hàng đầu. Chúng ta chọn bạn đời là người mình yêu thương và không bị ảnh hưởng nhiều bởi sự sắp đặt của phụ huynh. Điều này có thể dẫn đến nỗi băn khoăn và căng thẳng lớn hơn trong gia đình.
Có nhiều câu chuyện mẹ chồng - nàng dâu không mấy tốt đẹp, trong đó nhân vật “mẹ” luôn được khắc họa là một người hay chen chân, gây khó dễ cho hai vợ chồng.
Tuy nhiên, giáo sư cho biết ngay cả những người mẹ này cũng sợ những câu chuyện đồn thổi đó. Ông nghĩ rằng xã hội nên có một góc nhìn khác về hành động của họ, thay vì “chen chân” thì thành “quan tâm”, “yêu thương”.
Bên cạnh đó, theo nghiên cứu, nhiều bà mẹ chồng cảm thấy dè chừng khi tiếp xúc với con dâu vì sợ làm phật lòng. Họ muốn duy trì liên lạc với con trai, cũng như tiếp xúc thường xuyên với các cháu nội, mà những điều đó đều liên quan đến quyền quyết định của con dâu.
Đồng thời, mẹ chồng thường không chắc mình cần phải làm gì, đóng vai trò nào trong mối quan hệ với con dâu. Ví dụ, bà nhận thấy nàng dâu rất thân thiết với mẹ đẻ và không biết mình có làm vậy được không.
Giao tiếp quan trọng nhưng không bắt buộc
Ởcác cặp khác giới, người chồng nên đóng vai trò quan trọng trong việc chỉ dẫn cho vợ những cách tốt nhất để giao tiếp với gia đình anh ta.
Bên cạnh đó, người chồng cũng có thể chia sẻ với mẹ về phương pháp “tiếp cận” vợ mình. Anh ta là một phần cần thiết trong tam giác quan hệ này, theo nhận định của giáo sư Greif.
Mối quan hệ giữa bố vợ - chàng rể hoặc lại có phần êm đềm hơn. Họ thường nói chuyện về nghề nghiệp, thể thao và một số công việc tham gia cùng nhau, tránh được chủ đề liên quan đến cảm xúc.
Trong khi đó, từ xa xưa, phụ nữ lại thường xuyên trao đổi về những vấn đề đặt nặng cảm xúc và có phần mơ hồ hơn như: Tôi chăm sóc gia đình thế nào? Tôi nuôi dạy con cái tốt ra sao? Nữ giới có cảm xúc mạnh mẽ hơn trong những mối quan hệ.
Mặc dù có xích mích là vậy, khi được phỏng vấn, các nàng dâu hoặc chàng rể thừa nhận rằng họ thường gần gũi với các mẹ hơn là các bố.
Để cải thiện tình hình căng thẳng trong gia đình, mỗi cá nhân cần bình tĩnh nhìn lại những điểm chung giữa họ và cả điểm yếu khi có bất đồng xảy ra.
Giao tiếp không phải phương pháp bắt buộc đối với mọi trường hợp. Mỗi gia đình có một cách giải quyết vấn đề. Có nhà cảm thấy thoải mái khi cùng ngồi xuống trò chuyện cởi mở với nhau, có nhà lại không thích vậy. Khi đó, lời khuyên có thể biến thành lời chỉ trích nếu không được đưa ra đúng lúc.
Theo Zing

>> xem thêm

Bình luận(0)