Đột tử giữa đêm, tay vẫn cầm điện thoại... căn bệnh đáng sợ

Google News

Vào một buổi sáng, mẹ chồng phát hiện cơ thể cô bị cứng và lạnh cóng. Cô đã chết vào giữa đêm, chiếc điện thoại vẫn cầm trong tay.

Câu chuyện xảy ra ở tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc). Một người phụ nữ họ Đổng chết giữa đêm với chiếc điện thoại vẫn còn trong tay. Màn hình còn cho thấy cô đang lướt một trang web mua sắm trực tuyến.
Dot tu giua dem, tay van cam dien thoai... can benh dang so
 Ảnh minh họa.
Cô Đổng có hai con nhỏ, một bé gái 6 tuổi và một bé trai 2 tuổi. Vì quá bận rộn nên cô không đủ thời gian để chơi và lướt web trên điện thoại vào ban ngày. Khi 2 con đã ngủ, cô thường thức đến 1 hoặc 2 giờ sáng để chơi trên điện thoại. Cô thường lướt mạng xã hội và vào các trang web mua sắm trực tuyến. Sau một khoảng thời gian, việc này đã thành thói quen. Thậm chí, cô còn khó ngủ nếu không chơi điện thoại.
Sáng hôm đó, mẹ chồng gọi cô 2 lần nhưng không thấy con dâu trả lời. Bà vào phòng và thấy cô nằm nghiêng trên giường ngủ, chiếc điện thoại vẫn cầm trong tay.
Bà sửng sốt khi phát hiện cô Đổng người cứng đờ và lạnh. Các bác sĩ cho rằng người phụ nữ tử vong do bị ngừng tim đột ngột. Nguyên nhân của ngừng tim do cơ thể quá mệt mỏi, theo World of Buzz.
Thiếu ngủ là một vấn đề phổ biến trong xã hội hiện đại. Tình trạng này có thể dẫn đến buồn ngủ quá mức vào ban ngày, tâm trạng sa sút, hiệu suất công việc kém, béo phì và hạ thấp chất lượng cuộc sống. Rối loạn giấc ngủ và thiếu ngủ ước tính tiêu tốn của Mỹ hơn 100 tỷ USD mỗi năm do giảm năng suất lao động, chi phí y tế, nghỉ ốm và thiệt hại tài sản.
Thiếu ngủ còn được chứng minh là có thể gây chết người nếu xảy ra thường xuyên. Nghiên cứu chỉ ra rằng những người có thói quen ngủ thất thường và không ngủ đủ hàng ngày tăng nguy cơ tử vong so với những người được ngủ đủ. Đáng chú ý hơn, những người ít ngủ dường như có nguy cơ cao hơn bị các bệnh.
Ngoài ra khi thiếu ngủ, cơ thể bạn sẽ gặp một số rắc rối sau:
Dễ bị ốm
Thiếu ngủ có thể làm ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của bạn, được thiết kế để bảo vệ bạn khỏi bị cảm, nhiễm bệnh như cảm lạnh thông thường, cúm và các bệnh khác. Khi hệ thống miễn dịch không hoạt động đầy đủ chức năng, cơ thể sẽ dễ bị vi khuẩn, virus tấn công và bạn sẽ hay bị ốm hơn.
Thậm chí, các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra mối quan hệ tương quan giữa giấc ngủ và hệ miễn dịch của bạn. Nếu đang bị ốm và không ngủ đủ giấc thì bạn có thể sẽ bị mất ngủ thêm trong khi cơ thể đang chống lại bệnh tật.
Tăng cân
Nghiên cứu cho thấy thiếu ngủ có thể là một yếu tố dự báo tăng cân ở người lớn và trẻ em. Mỗi 1 giờ đồng hồ ngủ bị cắt giảm mỗi ngày sẽ gây tăng 0,35 kg trong chỉ số khối cơ thể (BMI). Những thay đổi này dẫn đến tăng nguy cơ cao huyết áp, tiểu đường, béo phì, đau tim và đột quỵ.
Trầm cảm
Thiếu ngủ có liên quan với trầm cảm. Theo một cuộc thăm dò trên những người bị căng thẳng hoặc trầm cảm cho biết phần lớn những người này đều ngủ trung bình dưới 6 tiếng mỗi đêm.
Tuổi thọ
Các nhà khoa học xem xét 16 nghiên cứu về giấc ngủ và rút ra kết luận, những người ngủ nhiều hơn 8 hoặc ít hơn 7 tiếng một đêm có nguy cơ tử vong sớm đến 30%.
Tuy nhiên, tiến sĩ Knutson cũng nêu lên ý kiến, mọi người không nên quá lo lắng về những ảnh hưởng của sức khỏe đối với việc ngủ quá nhiều. Trong nhiều trường hợp, những người ngủ trong thời gian dài thường đã tồn tại vấn đề sức khỏe từ trước hoặc một số người nghĩ là đang ngủ nhưng thực sự họ chỉ nằm trên giường nghỉ ngơi.
Có hại cho tim
Dành thời gian nghỉ ngơi và ngủ hợp lý là rất cần thiết đối với sức khỏe tim mạch của bạn. Thiếu ngủ khiến bạn có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao bất kể tuổi tác, cân nặng, hút thuốc hay có thói quen tập thể dục.
Theo một bài phân tích trên tạp chí Tim mạch châu Âu (European Heart Journal), giấc ngủ quá ngắn (dưới 5 tiếng mỗi đêm) và dài (9 hoặc nhiều hơn mỗi đêm) được chứng minh là có ảnh hưởng tiêu cực đối với hệ tim mạch. Đặc biệt, nguy cơ mắc bệnh tim mạch hoặc đột quỵ sẽ tăng lên rất cao nếu bạn ngủ quá ít. Bên cạnh đó, nếu ngủ quá nhiều cũng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của tim.
Bệnh tiểu đường
Có sự liên hệ giữa bệnh tiểu đường loại 2 và mất ngủ. Thiếu ngủ có thể làm thay đổi kích thích tố tham gia vào quá trình chuyển hóa glucose, làm giảm hoạt động của hệ thần kinh phó giao cảm đóng vai trò kiểm soát insulin.
Theo LiLy/Giadinhxahoi

>> xem thêm

Bình luận(0)