Dồn trang thiết bị y tế cho cuộc chiến COVID-19 phía Nam

Google News

2000 trang thiết bị y tế được chuyển tới kho dã chiến TPHCM. Bao gồm máy thở, máy lọc máu, máy tạo oxy; hơn 12 triệu khẩu trang các loại… đã được chuyển đến kho dã chiến phục vụ chống dịch COVID-19 ở TPHCM và các tỉnh phía Nam.

Kho “vũ khí” đánh trận COVID-19 đang đầy!
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngày 17/7/2021, Bộ Y tế đã quyết định thành lập kho dã chiến tại Bệnh viện Chợ Rẫy để tập kết vật tư, trang thiết bị y tế.
Trong đó sẽ tập kết khoảng 2.000 máy thở các loại và giao bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại TPHCM quản lý, cấp phát cho các đơn vị, địa phương.
Don trang thiet bi y te cho cuoc chien COVID-19 phia Nam
Trang thiết bị dành cho phía Nam đã được đưa về kho vật tư y tế TP HCM. 
Ngay sau đó, Bộ Y tế đã chuyển đến kho trang thiết bị này 399 máy thở các loại (trong đó có 299 máy thở chức năng cao, máy xâm nhập và không xâm nhập để điều trị cho các bệnh nhân COVID-19 nặng, nguy kịch). Một tập đoàn đã chuyển 800 máy thở do tập đoàn sản xuất để hỗ trợ TPHCM và các tỉnh.
Bộ Y tế sẽ tiếp tục điều chuyển và hỗ trợ TPHCM và các tỉnh phía Nam từ nguồn một số doanh nghiệp đã cam kết tài trợ khi nhận được hàng để bảo đảm 2.000 máy thở các loại tăng cường cho thành phố và các tỉnh phía Nam.
Cùng đó, Bộ Y tế đã chuyển 3 hệ thống ECMO (2 cho TPHCM và 1 cho Đồng Nai); 32 máy lọc máu liên tục; 113 máy theo dõi bệnh nhân, 290 máy tạo ô xy, 221 bơm tiêm điện, 160 máy truyền dịch, 13 máy phun khử khuẩn đến kho dự trữ này.
Don trang thiet bi y te cho cuoc chien COVID-19 phia Nam-Hinh-2
Xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR tại bệnh viện BND 
Bộ Y tế cũng đã chuyển 60 hệ thống thở ô xy dòng cao đến kho dự trữ này. Trong tuần này, Bộ Y tế sẽ cấp tiếp 500 hệ thống do một số doanh nghiệp đã cam kết tài trợ. Tổng cộng 560 hệ thống sẽ được đưa vào cuộc chiến.
1,4 triệu test xét nghiệm nhanh đã được phân bổ cho TPHCM và một số tỉnh phía Nam. Về vật tư y tế trong kho dã chiến sẵn sàng cho công tác chống dịch đến nay có 125.000 khẩu trang N95; 14.500 bộ quần áo chống dịch các loại; 12.000.000 khẩu trang y tế.
Đảm bảo trang thiết bị, sinh phẩm xét nghiệm
Don trang thiet bi y te cho cuoc chien COVID-19 phia Nam-Hinh-3
Xe cấp cứu chở bệnh nhân COVID-19. 
Liên quan đến công tác điều trị bệnh nhân COVID-19, đặc biệt là bệnh nhân nặng, Bộ trưởng Bộ Y tế, GS.TS.BS Nguyễn Thanh Long cho biết, sau khi trao đổi với lãnh đạo TPHCM, Bệnh viện Hồi sức Tích cực COVID-19 (đặt tại Bệnh viện Ung bướu TPHCM cơ sở 2) có công suất 1.000 giường đã được thiết lập. Bệnh viện hoạt động với cơ chế điều hành của Bệnh viện Trung ương hạng Đặc biệt. Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy được chỉ định làm Giám đốc Bệnh viện Hồi sức Tích cực COVID-19.
“Bộ Y tế ưu tiên tối đa trang thiết bị vật tư, y tế, những nhân lực tinh túy nhất để đưa về bệnh viện này, tối ưu hóa điều trị các trường hợp thở máy trên toàn thành phố, quyết giữ cho bằng được mặt trận này”- GS.TS.BS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế, cho biết.
  >>> Mời độc giả xem video Chợ Rẫy: Bên trong Bệnh viện Hồi sức COVID-19.
Cũng theo Bộ trưởng, để đảm bảo trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao phục vụ công tác phòng chống dịch, Bộ Y tế đã lên phương án đàm phán trực tiếp để mua test từ các nhà sản xuất nước ngoài và thúc đẩy sản xuất trong nước. đồng thời, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính… đàm phán mua máy móc phục vụ điều trị và hồi sức cho bệnh nhân COVID-19. Các sinh phẩm xét nghiệm sẽ ngay lập tức được chuyển về các vùng có dịch một cách công khai minh bạch.
Theo đó, để đảm bảo không xảy ra tình trạng khan hiếm vật tư, thiết bị y tế, đặc biệt là oxy y tế, Bộ Y tế đã chỉ đạo các đơn vị sản xuất, kinh doanh và các bệnh viện triển khai mọi giải pháp không để thiếu oxy y tế cho điều trị COVID-19.
95% phát hiện dương tính trong khu cách ly, phong tỏa
Don trang thiet bi y te cho cuoc chien COVID-19 phia Nam-Hinh-4
 
Trong đợt dịch thứ 4 bắt đầu từ ngày 27/4 đến nay, Thành phố đã có hơn 43.700 trường hợp mắc COVID-19. Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM nhận định, số ca dương tính phát hiện vẫn còn cao, Thành phố vẫn chưa đạt đỉnh dịch và có thể diễn biến phức tạp trong vài ngày tới.
Tuy nhiên, TPHCM đã ghi nhận một số tín hiệu đáng mừng về dịch bệnh, đó là không phát sinh ổ dịch mới. Hơn 95% phát hiện dương tính qua lần xét nghiệm đầu tiên trong khu cách ly, phong tỏa cho thấy trường hợp nhiễm COVID-19 là do diễn tiến của bệnh từ F1 thành F0, không có cơ sở để khẳng định do lây nhiễm trong khu cách ly, phong toả.
Don trang thiet bi y te cho cuoc chien COVID-19 phia Nam-Hinh-5
Điều trị bệnh nhân COVID-19. 
Đối với chăm sóc điều trị các ca F0, TP HCM sẽ tập trung phân tầng với mô hình 5 tầng theo đề nghị của ngành y tế. Tầng 1 là cách ly tạm thời người nghi nhiễm, chờ kết quả PCR để xem xét cho cách ly tập trung tại địa phương.
Tầng 2 là tầng F0 có triệu chứng cần điều trị, chủ yếu ở bệnh viện quận. Tầng 3 và 4 dành cho F0 vừa có triệu chứng vừa có bệnh nền, cần điều trị ở tuyến cao hơn.
Tầng 5 dành cho F0 có triệu chứng nặng nhất sẽ được tập trung điều trị, hạn chế nguy cơ tử vong.

Trong 3 kịch bản đã đề ra sau 15 ngày giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, tình hình dịch bệnh hiện tại của TP HCM đang phù hợp với kịch bản thứ 2. Đó là tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 và tăng cường một số biện pháp. Do đó, TP HCM sẽ tăng cường thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội triệt để hơn trong thời gian 1 tuần hoặc 10 ngày tới để ngăn chặn được nguồn lây lan và đạt được đỉnh dịch.

An Quý

>> xem thêm

Bình luận(0)