5 sai lầm khi ăn cơm làm rước đủ thứ bệnh vào người

Google News

Cơm là thực phẩm gần như không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của con người. Tuy nhiên, ăn cơm sai cách lại khiến con người rước bệnh vào thân.

Ăn cơm quá nhanh

Khi bạn ăn quá nhanh vị giác chưa kịp cảm nhận đồng thời khiến cơm chưa được nghiền nát. Sau khi cơm xuống dạ dày sẽ phải mất nhiều thời gian hơn mới tiêu hóa được thức ăn. Như vậy sẽ làm gia tăng gánh nặng cho dạ dày, vô tình làm tổn hại niêm mạc dạ dày.

Bên cạnh đó, khi bạn ăn nhanh, nuốt vội sẽ khiến cơm và thức ăn khó di chuyển hơn qua đường tiêu hóa, gây chướng bụng sau ăn.

Ăn cơm nguội

Ăn cơm nguội để lâu quá nhiều ngày dễ đưa bệnh vào người. Ngay cả khi cơm nguội không có dấu hiệu của chua, thiu hoặc đã được rang hoặc hâm nóng lại thì vẫn có thể gây ngộ độc thực phẩm.

Triệu chứng điển hình của ngộ độc là chóng mặt, buồn nôn. Các chuyên gia khuyến cáo mọi người chỉ nên ăn cơm nóng hoặc cơm nóng vừa được để nguội. Trường hợp cơm ăn không hết phải được bảo quản trong tủ lạnh không quá 24h.

5 sai lam khi an com lam ruoc du thu benh vao nguoi

Vừa ăn cơm vừa uống nước

Sai lầm này khá phổ biến. Với trẻ đang tập ăn nhiều cha mẹ thường bón 1 thìa cháo, 1 thìa nước. Với người lớn thì khi ăn cơm thường uống kèm nước có gas.

Việc vừa ăn cơm vừa uống nước gây cản trở năng suất làm việc của hệ tiêu hóa. Khi phải tiêu thụ cùng lúc thực phẩm vừa có chất rắn, vừa có chất lỏng thì quá trình tiêu hóa bị chậm lại, gây hại cho dạ dày. Bên cạnh đó, trong các loại nước có ga thường chứa lượng lớn carbon dioxide gây áp lực, dẫn đến tình trạng đau dạ dày cấp.

Một tác hại nữa của việc vừa ăn cơm vừa uống nước là gây loãng dịch tiêu hóa khiến dinh dưỡng có trong thực phẩm được cơ thể hấp thụ ít hơn.

Ăn quá nhiều cơm

Vì cơm có chứa lượng đường lớn nên ăn nhiều sẽ khiến lượng đường trong máu cao, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và gây ra những biến chứng tim mạch như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, tăng huyết áp,… Đối với người trưởng thành có mức lao động và thể lực trung bình chỉ nên ăn trung bình mỗi bữa 2 bát cơm là đủ.

Uống trà trong và sau bữa ăn

Rất nhiều người cho rằng uống trà trong và sau khi ăn cơm vừa ngon miệng, vừa dễ tiêu hoá. Tuy nhiên, nước trà sẽ khiến cho các chất protein trong thức ăn bị kết tủa lại, làm co niêm mạc dạ dày, loãng dịch vị và gây ra những tác động không tốt đến hệ tiêu hóa của cơ thể.

Tốt nhất bạn chỉ nên uống trà sau bữa ăn khoảng 30 phút.

Theo Trần Thu Thủy/ Khoevadep

>> xem thêm

Bình luận(0)