Trong tự nhiên, có nhiều loại quả làm nên món ăn độc đáo, lạ miệng mà ít người biết tới. Trong số đó phải kể tới trái mắc nhung ở Phú Yên.
Mắc nhung là tên tiếng Thái của quả cà đắng. Thứ quả này vốn mọc hoang dại ở những vùng có khí hậu mát mẻ của Phú Yến vàTây Bắc như xã Tân Lang, Mường Do và các bản Suối Pai, Suối Nhúng của xã Huy Tường... Khoảng tháng 10 hàng năm là thời điểm mắc nhung vào mùa.
Quả mắc nhung là đặc sản của người Thái ở Phú Yên và Tây Bắc, có vị đắng đặc trưng
Cây mắc nhung mọc dại ở bìa rừng, ven đường và các bãi đất trống. Quả này có màu xanh, cùng họ với cà chua, kích thước của chúng cũng nhỏ như quả cà chua bi, khi ăn có cả vị đắng và vị ngọt.
Đây vốn là cây mọc dại nên dễ sinh trưởng và phát triển. Khi quả chín rụng xuống và phát triển thành cây non, mọc thành từng đám, leo quanh các thân cây, hoặc bò lan dưới mặt đất, càng chỗ đất ẩm gốc hoặc thân cây càng to, thì càng sai quả.
Khi cuộc sống còn khó khăn, mắc nhung từng là nguyên liệu để người dân chế biến thành các món ăn dân dã nhưng lạ miệng và không kém phần hấp dẫn.
"Mắc nhung khi chế biến món ăn có vị ngăm ngăm đắng nhưng bùi và thơm ngậy, đậm đà. Mình còn nhớ nhất là món cháo mắc nhung. Ngày đó, mình mang rổ ra vườn, chọn những quả tươi ngon, mọng nhất, nhặt bỏ cuống, rửa sạch để ráo nước. Khi chế biến, cho chút dầu vào chảo nóng rồi cho thịt băm vào đảo đều tay, đến khi thịt vàng ươm, dùng bột gạo nếp dẻo pha với lượng nước vừa đủ, khuấy đều rồi đổ chung vào nồi nấu, thêm gia vị, rồi cho quả mắc nhung vào đảo. Khi nồi cháo sôi, mùi thơm phức là chín.
Nếu ai ăn thử lần đầu sẽ thấy khó nuốt vì hơi nhẩn đắng, nhưng ăn đến miếng thứ hai, thứ ba sẽ thấy vị ngọt lan tỏa. Hiện nay mắc nhung trong tự nhiên không còn nhiều nên muốn mua phải về chợ quê hoặc phải đặt từ trước", bạn Hà Giang (ở Phú Yên) chia sẻ.
Cháo mắc nhung có vị nhẩn đắng nhưng khi ăn quen sẽ thấy bùi bùi, ngọt ngọt, thơm ngon
Bạn Giang nói thêm, ngoài quả thì ngọn và lá non của mắc nhung trước đây cũng được hái để nấu canh hoặc nấu cháo.
Hiện nay, trong một số nhà hàng ở Phú Yên hay ở Sơn La, cháo mắc nhung được đưa vào thực đơn để đãi khách. Còn tại các chợ quê, xen kẽ giữa hàng rau, thịt, cá là những rổ tre, những chiếc sọt của đồng bào bày bán mắc nhung. Những chùm quả vừa độ chín tròn đều, béo múp, màu xanh đậm, quả già, chín hơn có màu cam hoặc đỏ thẫm, được bán với giá từ lên tới 70.000 đồng/kg.
Hiện nay mắc nhung được người dân tộc hái bán cho du khách ở chợ quê
Không chỉ là loại món ăn đặc sản của người Phù Yên và Tây Bắc, mắc nhung còn có nhiều lợi ích như kích thích sự thèm ăn, mát gan, sáng mắt, tăng cường sức đề kháng của cơ thể… Chính vì vậy, đây không chỉ là món ăn ưa thích mà còn là bài thuốc hữu hiệu cho sức khỏe của người miền núi.