Năm 2010, một người nông dân tại Ninh Đức, Phúc Kiến, Trung Quốc tình cờ phát hiện một vật thể lạ có hình dạng giống như cái muôi trong lúc đang cày ruộng. Vốn chưa từng đọc qua sách vở nào ghi chép về vật dụng này, lão nông hoàn toàn không biết vật này có tác dụng gì. Sau khi làm sạch, người này nghĩ rằng đây chính là một chiếc gáo nước được làm bằng đồng. “Tôi chỉ dùng nó như một đồ múc nước ở nhà”, người nông dân chia sẻ.
Người nông dân chưa từng thấy vật dụng này, cho rằng đây chỉ là một chiếc “gáo múc nước”.
Không lâu sau, cục di tích văn hóa địa phương cử chuyên gia về vùng nông thôn để tiến hành nghiên cứu và sưu tầm các đồ vật cổ. Khi đến làng Chu Ninh, họ tình cờ nghe được có một người dân trong làng đã từng đào được thứ gì đó lạ nên liền tìm đến nhà người này. Lão nông vô cùng hợp tác và lấy đồ vật mình từng tìm được cho các chuyên gia nghiên cứu. Sau khi các chuyên gia giám định sơ bộ, xác định đây chính là một trong những di tích văn hóa cực giá trị.
Được sự đồng ý của ông cụ, các chuyên gia đã đưa chiếc “gáo nước đồng” về bảo tàng để giám định chính thức. Cuối cùng, người ta phát hiện ra vật thể này hóa ra là một chiếc bàn ủi bằng đồng được sử dụng cách đây 1800 năm. Điều đáng nói là chiếc bàn ủi này thậm chí còn có sớm hơn 1.600 năm so với chiếc bàn ủi do người Mỹ phát minh ra vào năm 1924.
Đồng thời, nhóm chuyên gia lập tức phong tỏa cánh đồng nơi lão nông tìm thấy vật thể lạ để khai quật. Tuy nhiên, họ không tìm thấy thêm thứ gì khác.
Chiếc bàn ủi được cho là có từ 1800 năm trước, ra đời trước cả chiếc bàn ủi đầu tiên do người Mỹ phát minh.
Sau đó, bằng cách tham khảo các dữ liệu lịch sử liên quan, các chuyên gia phát hiện ra rằng thứ được gọi là bàn ủi này khi được phát minh ra không phải dùng để ủi quần áo mà là một công cụ tra tấn để trừng phạt tù nhân, có nguồn gốc từ phương pháp tra tấn ghê rợn vào thời nhà Thương. Sau này, vào thời nhà Hán, vật dụng này bắt đầu được dùng để ủi quần áo, với sự phát triển dần dần của xã hội, nó trở thành vật dụng cần thiết hàng ngày trong gia đình người xưa.
Sau khi tìm ra nguồn gốc và mục đích của đồ vật, chuyên gia lại đến nhà lão nông dân và hy vọng lão nông dân có thể giao lại cho họ. Tuy nhiên, lão nông lúc này nói rằng ông muốn truyền lại di tích văn hóa này như một vật gia truyền của gia đình và từ chối giao nó, bất chấp sự thuyết phục nhiều lần của các nhà giám định. Cuối cùng, chuyên gia không còn cách nào khác là chụp vài bức ảnh rồi rời đi. Trước khi rời đi, họ không quên dặn dò người nông dân rằng hiện vật này là một di tích văn hóa quốc gia và giao dịch tư nhân là bất hợp pháp, vì vậy ông ấy không nên bán nó một cách cá nhân.
Người nông dân muốn giữ lại chiếc bàn ủi như một di sản gia đình để truyền lại cho con cháu sau này.