Chồng tôi là kỹ sư xây dựng, tôi làm nhân viên văn phòng. Chúng tôi sống ở quê nên chi phí không đắt đỏ lắm, lương của tôi chỉ đủ nuôi 3 mẹ con, còn lương của chồng để làm những việc lớn như mua đất, xây nhà, những đồ dùng đắt tiền trong nhà. Khi trong nhà không còn phải sắm sửa gì nữa thì số tiền anh đưa cho tôi mỗi tháng để mua vàng tích lũy.
Suốt 6 năm nay, tôi tiết kiệm được gần 10 cây vàng. Tôi dự định sẽ dùng số vàng đó để nuôi con học đại học. Tháng trước, giá vàng đang cao, chồng ép tôi:
“Giá vàng đang cao, em bán hết vàng để anh lấy tiền mua xe. Anh đã báo cáo với sếp và cuối tháng này sẽ nghỉ việc. Em không được ngăn cản anh nữa, lần này anh quyết tâm lái xe chở khách.
Suốt 17 năm qua, anh làm công trường nắng gió mưa mệt mỏi lắm rồi. Công trình anh đang áp lực quá, mọi người bỏ vợi rồi”.
Từng lời chồng nói mà tôi hoang mang vô cùng. Lương anh đang 20 triệu/tháng, với số tiền anh kiếm được giúp cho gia đình dư giả, các con được sống đầy đủ, không khó khăn như những nhà khác.
Khi trong nhà không còn phải sắm sửa gì nữa thì số tiền anh đưa cho tôi mỗi tháng để mua vàng tích lũy. (Ảnh minh họa)
Tôi khuyên chồng:
“Anh xuất thân từ quê, sống khó khăn cực khổ quen rồi, với lại anh không có trình độ cao như người ta, nghỉ chỗ đó rồi sau này muốn quay lại công ty cũng khó. Còn những người họ nghỉ việc là người trẻ, có trình độ cao, họ dễ dàng tìm được công việc tốt nhẹ nhàng hơn.
Tại sao lúc nào anh cũng so đo với mọi người, em nghĩ anh nên nhìn lại bản thân mà thay đổi cho phù hợp với công việc. Đừng lúc nào cũng đứng núi này trông núi kia nữa. Năm nào em cũng nghe thấy anh phàn nàn muốn bỏ việc mà áp lực lo lắng vô cùng.
Mỗi người một nghề, nhiều năm anh làm nghề xây dựng, chứng tỏ đó là nghề của anh cả đời. Nếu anh đổi rồi sau này cũng phải quay lại nghề đó thôi. Biết trước tương lai rồi thì hãy ở lại làm việc đi, đừng bỏ nghề anh ạ”.
Vợ nói rất nhiều nhưng chồng không nghe lọt tai câu nào. Vài ngày sau đó, anh nghỉ việc về nhà ép vợ bán vàng mua xe. Lúc đó tôi không đồng ý và kiên quyết không bán vàng, nào ngờ anh tức giận đập phá đồ đạc và quát mắng ầm ĩ nhà cửa.
Sợ xấu mặt với hàng xóm, tôi buông xuôi đưa hết số vàng tiết kiệm cho anh ấy đem đi bán, muốn làm gì thì làm, tôi thật sự bất lực.
Mấy ngày đầu anh tràn đầy năng lượng làm việc. Gọi điện cho bạn bè để nhắc nhở anh đã đổi nghề và ai muốn đi đâu thì gọi một tiếng. Anh cũng thay hình avatar bằng ảnh lái xe chở khách. Sau một tuần miệt mài quảng cáo thì cũng có khách nhưng mà toàn có khách gọi vào lúc nửa đêm, giờ đó mấy người bạn xe của anh ấy không muốn chở nên đẩy cho chồng tôi.
Lúc đó tôi không đồng ý và kiên quyết không bán vàng, nào ngờ anh tức giận đập phá đồ đạc và quát mắng ầm ĩ nhà cửa. (Ảnh minh họa)
Dù rất buồn ngủ nhưng anh vẫn cố gắng vùng dậy mắt nhắm mắt mở bước lên xe và miệng không ngừng càu nhàu:
“Đang ngủ ngon bị đánh thức, bực mình chết đi được”.
Do lái xe còn non yếu, hôm chủ nhật vừa rồi, anh lái xe đâm vào chiếc ô tô khác, vừa phải đền tiền và bị người ta mắng thậm tệ. Trở về nhà anh cay cú “giận cá chém thớt”, quát mắng các con ầm ĩ nhà cửa nhưng không dám nói vợ. Vì từ ngày chồng mua xe đến giờ tôi ly thân, không thèm nói chuyện, tối mỗi người một giường.
Tối qua, chồng bất ngờ kéo tôi về phòng ngủ và rầu rĩ nói:
“Anh xin lỗi vì đã không nghe lời vợ. Chỉ vì tính bướng bỉnh, bảo thủ và không hiểu được năng lực của bản thân nên đã phải trả cái giá quá đắt. Tiền kiếm được một tháng không đủ để bồi thường cho người ta.
Cứ nghĩ nhiều người lái xe dễ kiếm tiền, đến khi vào nghề rồi mới thấy khó kiếm khách thật. Bây giờ anh mới ngẫm câu nói của em đúng, làm nghề gì cũng phải có duyên mới phát triển được. Thôi ngày mai anh sẽ xin sếp cho quay trở lại công ty. Còn chiếc xe kia em tìm người mua sớm đi kẻo để lâu mất giá”.
Cuối cùng, chồng cũng nhận ra được cái sai của bản thân. Đến lúc này tôi mới chịu làm hòa, cho chồng cơ hội sửa sai.