Tôi và chồng kết hôn được hơn 1 năm. Sau khi cưới nửa năm, dành thời gian tận hưởng cuộc sống vợ chồng son, chúng tôi bắt đầu "thả" để sinh con. Mặc dù hai đứa quan hệ đều đặn, ăn uống, nghỉ ngơi điều độ, bổ sung thực phẩm chức năng hàng ngày nhưng mãi mà không thụ thai.
Ban đầu, chúng tôi không quá căng thẳng, vì nghĩ con cái là lộc trời cho, có duyên con sẽ tới. Nhưng đến khi "thả" 1 năm mà vẫn chưa có, hai đứa thực sự lo lắng và quyết định đi khám. Kết quả, sức khoẻ sinh sản của chúng tôi đều bình thường. Tôi và chồng lại động viên nhau cùng cố gắng.
Một hôm tôi tỉnh dậy sớm, không ngủ lại được nên định đi tập thể dục một lúc cho khoan khoái. Bất ngờ khi đi qua căn bếp, tôi thấy bác Thuỷ, người giúp việc của gia đình tôi đang cho một thứ bột gì đó gói trong tờ giấy vào bát súp.
Tôi vô tình thấy bác giúp việc có hành động lạ. (Ảnh minh họa)
“Bác cho gì vào súp vậy ạ?”, tiếng tôi hỏi làm bác Thuỷ giật bắn mình, rơi gói bột xuống đất, tay run run, vẻ mặt đầy lúng túng.
Tôi tiến lại nhặt gói bột lên, hỏi lại bác Thuỷ lần nữa đó là bột gì, tại sao lại cho vào súp, nhưng bác không trả lời được. Nghi ngờ hành động của bác giúp việc, tôi nói: “Nếu bác không nói đây là bột gì, cháu sẽ báo công an đấy”.
Lúc này, bác Thuỷ thay đổi thái độ và thừa nhận: “Đó là thuốc tránh thai".
"Thuốc tránh thai? Tại sao bác lại làm như vậy?", tôi hỏi.
Bác Thủy như biến thành một người khác, nhìn thẳng vào mắt tôi nói những lời ghê rợn. Hoá ra, Linh - con gái của bác từng là người yêu cũ của chồng tôi. Cả hai hẹn hò được mấy tháng thì Linh có thai. Tuy nhiên, chồng tôi không chịu trách nhiệm với mẹ con cô ấy mà quất ngựa truy phong. Sau đó không lâu thì anh cưới tôi.
Linh lo sợ nên giấu gia đình, một mình bụng mang dạ chửa, sinh nở. Khi mang thai được 7 tháng, Linh bị tiền sản giật nặng và buộc phải đình chỉ thai. Lúc này, gia đình Linh mới biết chuyện. Chỉ 2 tháng sau thì Linh qua đời trong một vụ tai nạn.
Bác Thuỷ hận chồng tôi, đồng thời nghĩ tôi là người thứ 3 xen vào chuyện tình cảm của Linh và chồng tôi nên mới xảy ra cơ sự. Bác Thuỷ đã tìm cách xin vào nhà tôi làm giúp việc. Từ ngày vào làm, ngày nào bác ấy cũng trộn thuốc tránh thai hàng ngày vào đồ ăn sáng của tôi, thỉnh thoảng còn cho cả thuốc tránh thai khẩn cấp. Đó là lý do vì sao vợ chồng tôi mãi không có con.
“Tôi muốn cô không đẻ được. Tôi còn định làm nhiều điều nữa cơ. Hai người phải trả giá vì những gì đã làm với con tôi”, bác Thuỷ nói.
Thấy ồn ào nên chồng tôi dậy. Tôi hỏi về Linh khiến anh hoảng hốt. Thì ra tôi đã bị lừa, bởi tôi không hề biết chuyện của anh và Linh ngày trước.
Bác Thủy nghĩ tôi là nguyên nhân khiến con gái bác phải chịu đau khổ. (Ảnh minh họa)
Tôi quá sốc, chuyện kinh hãi cứ như ở trên phim lại xảy ra với mình. Không thể vượt qua chuyện này nên tôi quyết định ly hôn rồi chuyển vào Đà Lạt sống, dành thời gian chữa lành vết thương lòng. Tôi không truy cứu bác Thuỷ, dù sao bác cũng đáng thương vì mất đi cháu ngoại do con gái bác bị tiền sản giật, rồi lại mất đi con gái vì tai nạn. Tôi cũng không muốn thù hận cứ dai dẳng mãi.
Tiền sản giật nguy hiểm như thế nào?
Tiền sản giật thường diễn ra ở 3 tháng cuối thai kỳ, hoặc xảy ra trong khoảng 48 giờ sau sinh, cũng có một số trường hợp hiếm gặp xảy ra ở tuần thai thứ 20. Đây là một biến chứng do nhiễm độc thai nghén gây ra và cũng chính là nguyên nhân của hội chứng sản giật khiến sức khỏe của mẹ và bé gặp nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Triệu chứng của tiền sản giật là: Tăng cân nhanh bất thường; Mặt hoặc chân tay bị sưng; Khó thở; Mất thị lực, thay đổi tầm nhìn; Buồn nôn, nôn đột ngột; Đau đầu; Đau bụng trên,...
Những biến chứng của tiền sản giật rất nguy hiểm, có thể khiến thai nhi phát triển chậm, sinh non; Làm tăng nguy cơ vỡ nhau thai gây chảy máu nặng, có thể ảnh hưởng đến tính mạng cả mẹ và bé; Mẹ bị tiền sản giật nếu không được can thiệp kịp thời có thể dẫn tới sản giật - hội chứng sản khoa nguy hiểm hàng đầu; Có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch và làm tổn thương các cơ quan khác,...
Sản phụ bị tiền sản giật nhẹ thường được chỉ định theo dõi và điều trị ngoại trú. Mẹ vẫn có thể có thai kỳ khỏe mạnh và sinh con an toàn.
Sản phụ có nguy cơ tiền sản giật nặng hoặc nguy cơ sản giật cần nhập viện điều trị. Nếu tiền sản giật nặng không đáp ứng điều trị, bác sĩ có thể khuyên chấm dứt thai kỳ để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người mẹ hoặc mổ lấy thai sớm nếu đủ điều kiện nuôi thai.