Chi phí đầu tư –vấn đề rào cản trong phát triển công trình xanh sử dụng vật liệu xanh

Google News

(Kiến Thức) - Thực chất chi phí đầu tư ban đầu của các công trình xanh có cao hơn nhiều so với thông thường, sử dụng các giải pháp thế nào để đạt hiệu quả kinh tế là vấn đề “nóng” được đem ra “mổ xẻ” tại hội thảo “Xu hướng sử dụng vật liệu xây dựng xanh, tiết kiệm năng lượng tại Việt Nam”.

Chi phí tăng thêm cho công trình xanh có thực sự “đắt đỏ”?
Được đánh giá là thị trường có nhiều tiềm năng phát triển công trình xanh, song thực tế tại Việt Nam, việc nhận thức thiếu chính xác, đặc biệt về chi phí đầu tư ban đầu đã tạo ra rào cản không hề nhỏ.
Trước thông tin một số chủ đầu tư còn e dè, chưa muốn làm công trình xanh bởi lo ngại chi phí sẽ tăng từ 20-30%, nhiều chuyên gia tại hội thảo đã phản đối cho rằng, con số này là thiếu cơ sở thực tế. Bởi tại Việt Nam đã có một số tòa nhà phức hợp, công trình văn phòng cao cấp đạt chứng nhận LEED mức Bạc với suất đầu tư không đổi. Tương tự, một công trình văn phòng cao cấp sẽ đạt chứng nhận LEED (Mỹ) mà mức chi phí đầu tư tăng gần như không đáng kể so với xây dựng thông thường.
Chính những thông tin “trôi nổi” cùng với việc một số cá nhân hành nghề xây dựng chưa thực sự giữ được đạo đức nghề nghiệp, thiết kế và tư vấn chưa đi đến tận cùng của hiệu quả cần đạt được nên việc sử dụng vật liệu xây dựng xanh trong phát triển các công trình xanh chưa phổ biến rộng rãi tại Việt Nam.
Chi phi dau tu –van de rao can trong phat trien cong trinh xanh su dung vat lieu xanh
Ông Đỗ Thanh Tùng – Viện trưởng Viện Kiến trúc Quốc Gia, ông Phạm Văn Bắc – Phó Vụ trưởng Vụ vật liệu xây dựng, ông Vũ Trọng Trung – Phó Tổng giám đốc Eurowindow trao đổi, thảo luận sôi nổi với các khách mời tại hội thảo do Bộ Xây dựng và Eurowindow phối hợp tổ chức. 
Theo các chuyên gia, thực tế các công trình xanh không bắt buộc phải sử dụng tất cả các vật liệu xây dựng xanh. Điều quan trọng để tạo ra công trình xanh là cần kết hợp hiệu quả các loại vật liệu & giải pháp thiết kế.
“Nhiều người nghĩ rằng chi phí xây dựng công trình xanh sẽ bị “đội” lên rất nhiều so với công trình bình thường do phải đầu tư thêm các trang thiết bị đặc biệt như pin mặt trời, thiết bị tiết kiệm điện – nước, kính Low-E…
Song thực tế, trước khi con người phát minh ra các thiết bị tân tiến kể trên (áp dụng phương pháp chủ động), hàng ngàn năm nay dân gian đã đúc kết rất nhiều kinh nghiệm ứng phó với khí hậu địa phương qua các giải pháp kiến trúc thông minh, hiệu quả và rẻ tiền (phương pháp thụ động). Nếu chú ý tận dụng tối đa các phương pháp thụ động trước, sau đó chỉ dùng đến các phương pháp chủ động khi thực sự cần thiết thì ngay từ giai đoạn đầu tư xây dựng công trình xanh đã có hiệu quả tài chính” - KTS Nguyễn Quốc Thông - Phó chủ tịch Hội kiến trúc sư Việt Nam phân tích.
Thực tế, các công trình xanh khi đi vào hoạt động sẽ giúp tiết kiệm từ 15-30% năng lượng sử dụng, giúp giảm 30-35% lượng khí thải carbon, tiết kiệm 30-50% lượng nước sử dụng và từ 50-70% chi phí xử lý chất thải. Không những thế, các công trình xanh sẽ góp phần bảo tồn các nguồn tài nguyên, thân thiện với môi trường, chi phí sử dụng thấp, đảm bảo sức khỏe người sử dụng và đặc biệt là tăng tuổi thọ công trình.
Theo ông Phạm Văn Bắc - Vụ trưởng Vụ vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng), khoản lợi này là không hề nhỏ nếu so với chi phí ban đầu bỏ ra hợp lý.
“Đầu tư cho công trình xanh giúp nhà đầu tư tiết kiệm được một khoản lớn trong quá trình vận hành như: hệ thống gió tự nhiên giảm công suất tiêu thụ của điều hòa, vách ngăn kính lớn giúp tận dụng ánh sáng tự nhiên vào chiếu sáng trong tòa nhà, giảm thiểu tối đa việc tiêu thụ đèn điện" – Ông Bắc cho hay.
Chi phi dau tu –van de rao can trong phat trien cong trinh xanh su dung vat lieu xanh-Hinh-2
 Ông Phạm Văn Bắc - Vụ trưởng Vụ vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) phát biểu tại hội thảo “Xu hướng sử dụng vật liệu xây dựng xanh, tiết kiệm năng lượng tại Việt Nam”.
Lời giải nào cho bài toán hiệu quả đầu tư sử dụng vật liệu xanh cho các công trình xanh?
Theo các chuyên gia, nếu tính toán chi tiết, phát triển công trình xanh được quan tâm ngay từ giai đoạn thiết kế ý tưởng, thậm chí là trước đó – giai đoạn lập dự án đầu tư thì chi phí các loại vật liệu sẽ tiết kiệm được rất nhiều, mang lại hiệu quả lâu dài, bền vững, kiểu “một vốn bốn lời”.
Đề xuất giải pháp thúc đẩy sử dụng vật liệu xây dựng xanh cho các công trình xanh, tại hội thảo, ông Vũ Trọng Trung – Phó Tổng giám đốc Eurowindow cho hay: “ Để có một công trình xanh với chi phí tiết kiệm, các chủ đầu tư nên bắt đầu từ khâu thiết kế ý tưởng thật kỹ với sự tham gia của đơn vị tư vấn xanh & tất cả các đơn vị liên quan.
Trong quá trình triển khai thiết kế chi tiết, các đơn vị tư vấn thiết kế cần phân tích chi phí lợi nhuận ứng với nhiều phương án khác nhau cho các hạng mục chính, đặc biệt là các yêu cầu công trình xanh, từ đó sẽ có phương án tối ưu về chi phí nhưng vẫn đạt tiêu chí xanh. Sau khi thi công xong thì cần phải tiến hành nghiệm thu các hạng mục liên quan để đảm bảo hệ thống vận hành theo như ý tưởng thiết kế ban đầu, tránh phải bỏ ra thêm chi phí phụ trội”.
Chi phi dau tu –van de rao can trong phat trien cong trinh xanh su dung vat lieu xanh-Hinh-3
Ông Vũ Trọng Trung – Phó Tổng giám đốc Eurowindow đề cao sự am hiểu của các kiến trúc sư về đặc tính và chi phí của các loại vật liệu, từ đó đưa ra giải pháp sáng tạo nhưng vẫn hợp lý. 
Với tư cách đại diện cho các doanh nghiệp tiên phong sản xuất vật liệu xây dựng xanh tại Việt Nam, tại hội thảo, đại diện công ty CP Eurowindow đã giới thiệu nhiều giải pháp ưu việt với sản phẩm cửa uPVC, cửa và vách nhôm kính lớn, cửa gỗ….có độ kín khít cao, khả năng cách âm, cách nhiệt tốt, tiết kiệm năng lượng.
PV

>> xem thêm

Bình luận(0)