Đế chế vàng của Cao Thị Ngọc Dung đang làm ăn ra sao?

Google News

Mặc dù phải thu hẹp số lượng cửa hàng do dịch nhưng hiện tại, PNJ vẫn dẫn đầu với lượng cửa hàng trên toàn quốc.

 

 

Từ đầu năm 2020, ngành hàng bán lẻ nói chung và bán lẻ vàng bạc trang sức nói riêng đã chịu ảnh hưởng rất nặng nề do Covid-19. Đặc biệt trong giai đoạn tháng 4, hoạt động kinh doanh trì trệ từ việc thực hiện giãn cách xã hội. Mặc dù sự phục hồi đã đến từ 02 tháng sau đó, quý II/2020, PNJ vẫn ghi nhận kết quả kinh doanh với doanh thu và lợi nhuận thấp nhất trong vòng nhiều năm qua.

Tháng 4/2020, doanh thu thuần giảm 217 tỷ. Mặc dù 02 tháng còn lại có sự tăng trưởng (đặc biệt là trong tháng 05) tuy nhiên doanh thu cả kì vẫn ghi nhận mức giảm -7.33%. Tại ngày 30/6/2020, qui mô tài sản của PNJ đạt 8.158 tỉ đồng, vốn chủ sở hữu là 4.701 tỉ đồng.

Trước tình hình kinh doanh khó khăn chung, quý II/2020, PNJ đã chủ động đóng cửa 20 cửa hàng không hiệu quả (11 PNJ Gold, 9 PNJ Silver) trong khi đó mở mới 8 cửa hàng PNJ Gold và 18 cửa hàng PNJ Watch.

Theo số liệu mới nhất doanh nghiệp công bố thì biên lợi nhuận gộp trong tháng 7 đạt 17,6%, giảm so với mức 19,5% của cùng kì chủ yếu là do tỉ trọng của mảng kinh doanh vàng miếng tăng mạnh.

De che vang cua Cao Thi Ngoc Dung dang lam an ra sao? 

Mặc dù có sự sụt giảm đáng kể do ảnh hưởng của Covid-19, lợi nhuận của PNJ vẫn tăng đều

Tháng 7 cũng là thời điểm doanh thu vàng miếng của PNJ tăng đột biến do giá vàng trong nước và nước ngoài liên tục phá đỉnh của chục năm qua.

Công ty cũng lên kế hoạch mở mới 16 cửa hàng trong nửa cuối năm 2020 (phần lớn là các cửa hàng độc lập tại các thành phố loại 2 và 3).

PNJ được thành lập năm 1988. Doanh thu và lợi nhuận của PNJ liên tục tăng trưởng qua các năm.

Tập trung chính vào phân khúc trang sức nên có thể thấy biên lợi nhuận gộp của PNJ cao hơn hẳn so với Bảo Tín Minh Châu và SJC – hai doanh nghiệp có nguồn thu chính từ kinh doanh vàng bạc, trang sức.

 

Theo Thu Trang/Dân Việt

>> xem thêm

Bình luận(0)