Nước. Lượng nước phù hợp (khoảng 2 lít mỗi ngày) có tác dụng hòa tan axit và loại bỏ chất thải khỏi hệ tiêu hóa, khiến các thực phẩm không có lợi nhanh chóng bị đẩy ra ngoài. Bên cạnh đó, nước cũng giúp bù đắp lượng dịch bị mất do tiêu chảy và nôn tháo. Nghệ vàng. Nghệ vàng có tác dụng chống loét dạ dày, giảm tiết dịch vị. Ngoài ra, nó còn có tác dụng chống viêm và làm lành vết loét nên hay được dùng chung với mật ong để chữa loét dạ dày do thừa dịch vị. Mật ong cũng có tác dụng làm dịu, tránh kích ứng ở dạ dày.
Cây nha đam: Nhựa của nó có tác dụng kích thích tiêu hóa, nhuận tràng, tẩy xổ, dùng chữa chứng táo bón. Bên cạnh đó, nha đam còn có khả năng ức chế quá trình tiết men pepsin và acid hydrochloric gây viêm loét dạ dày. Nước ép bắp cải: Vitamin U (ulcer) có trong bắp cải có tác dụng chống loét dạ dày rất tốt. Các chuyên gia khuyên mỗi ngày nên uống ½ cốc nước ép vào sáng sớm và trước khi ngủ sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ.Bơ. Ngoài việc có hàm lượng kali cao, chất xơ và chất béo thân thiện với dạ dày, trái bơ còn giúp bộ phần này nhu động tốt hơn.Táo. Trái táo rất giàu chất xơ không hòa tan, pectin và các men khác giúp nhanh chóng đẩy chất thải ra khỏi cơ thể.Chuối. Chuối chứa lượng kali lớn góp phần giảm huyết áp, khống chế lượng natri gây tăng huyết áp và làm tổn thương mạch máu. Đặc biệt, chất pectin trong chuối là dạng chất xơ hòa tan rất có lợi cho người rối loạn tiêu hóa, mắc chứng táo bón và tiêu chảy.
Gừng. Ngoài khả năng giảm buồn nôn, gừng còn có tác dụng trong các trường hợp chướng bụng, đầy hơi. Hơn nữa, gừng cũng chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa mang lại tác động tốt cho sức khỏe tổng thể. Để cải thiện tiêu hóa, bạn nên nhấm nháp một mảnh gừng nhỏ sau mỗi bữa ăn.Bánh quy giòn. Đây được xem là món ăn nhẹ tuyệt vời cho những người mắc viêm dạ dày. Khi đi vào cơ thể, bánh quy giòn sẽ nhanh chóng hấp thụ axit dư thừa có trong đó. Đu đủ. Đu đủ có chứa các enzym papain và chymopapain, cả hai đều giúp duy trì mức axit có lợi trong dạ dày. Ngoài ra, đu đủ còn chứa chất papain, một loại men tiêu hóa tự nhiên giúp “cắt nhỏ” những thực phẩm có thể gây kích thích dạ dày. Để có kết quả tốt nhất, nên ăn đu đủ đầu tiên vào buổi sáng.Bạc hà cay. Từ lâu, người xưa đã biết dùng bạc hà để điều trị chứng khó tiêu, ợ nóng và đầy hơi. Bạc hà cũng có tác dụng kích thích sự ngon miệng, giảm buồn nôn và chứng đau đầu mà không mang lại tác dụng phụ.
Nước. Lượng nước phù hợp (khoảng 2 lít mỗi ngày) có tác dụng hòa tan axit và loại bỏ chất thải khỏi hệ tiêu hóa, khiến các thực phẩm không có lợi nhanh chóng bị đẩy ra ngoài. Bên cạnh đó, nước cũng giúp bù đắp lượng dịch bị mất do tiêu chảy và nôn tháo.
Nghệ vàng. Nghệ vàng có tác dụng chống loét dạ dày, giảm tiết dịch vị. Ngoài ra, nó còn có tác dụng chống viêm và làm lành vết loét nên hay được dùng chung với mật ong để chữa loét dạ dày do thừa dịch vị. Mật ong cũng có tác dụng làm dịu, tránh kích ứng ở dạ dày.
Cây nha đam: Nhựa của nó có tác dụng kích thích tiêu hóa, nhuận tràng, tẩy xổ, dùng chữa chứng táo bón. Bên cạnh đó, nha đam còn có khả năng ức chế quá trình tiết men pepsin và acid hydrochloric gây viêm loét dạ dày.
Nước ép bắp cải: Vitamin U (ulcer) có trong bắp cải có tác dụng chống loét dạ dày rất tốt. Các chuyên gia khuyên mỗi ngày nên uống ½ cốc nước ép vào sáng sớm và trước khi ngủ sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ.
Bơ. Ngoài việc có hàm lượng kali cao, chất xơ và chất béo thân thiện với dạ dày, trái bơ còn giúp bộ phần này nhu động tốt hơn.
Táo. Trái táo rất giàu chất xơ không hòa tan, pectin và các men khác giúp nhanh chóng đẩy chất thải ra khỏi cơ thể.
Chuối. Chuối chứa lượng kali lớn góp phần giảm huyết áp, khống chế lượng natri gây tăng huyết áp và làm tổn thương mạch máu. Đặc biệt, chất pectin trong chuối là dạng chất xơ hòa tan rất có lợi cho người rối loạn tiêu hóa, mắc chứng táo bón và tiêu chảy.
Gừng. Ngoài khả năng giảm buồn nôn, gừng còn có tác dụng trong các trường hợp chướng bụng, đầy hơi. Hơn nữa, gừng cũng chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa mang lại tác động tốt cho sức khỏe tổng thể. Để cải thiện tiêu hóa, bạn nên nhấm nháp một mảnh gừng nhỏ sau mỗi bữa ăn.
Bánh quy giòn. Đây được xem là món ăn nhẹ tuyệt vời cho những người mắc viêm dạ dày. Khi đi vào cơ thể, bánh quy giòn sẽ nhanh chóng hấp thụ axit dư thừa có trong đó.
Đu đủ. Đu đủ có chứa các enzym papain và chymopapain, cả hai đều giúp duy trì mức axit có lợi trong dạ dày. Ngoài ra, đu đủ còn chứa chất papain, một loại men tiêu hóa tự nhiên giúp “cắt nhỏ” những thực phẩm có thể gây kích thích dạ dày. Để có kết quả tốt nhất, nên ăn đu đủ đầu tiên vào buổi sáng.
Bạc hà cay. Từ lâu, người xưa đã biết dùng bạc hà để điều trị chứng khó tiêu, ợ nóng và đầy hơi. Bạc hà cũng có tác dụng kích thích sự ngon miệng, giảm buồn nôn và chứng đau đầu mà không mang lại tác dụng phụ.