Dùng nhân sâm bồi bổ theo cách này, cô gái chuốc họa vào thân

Google News

Uống trà nhân sâm suốt ba tháng để bồi bổ cơ thể, cô gái thấy kinh nguyệt biến mất rồi lại rong huyết dài ngày, cơ thể suy kiệt.

Mới đây, bác sĩ y học cổ truyền người Trung Quốc - Khang Hàm Tinh đã chia sẻ về một trường hợp bệnh dùng nhân sâm để bồi bổ cơ thể không đúng cách, cuối cùng tự hại chính mình.
Theo chia sẻ của bác sĩ Khang, bệnh nhân là một nữ nhân viên văn phòng, gần 30 tuổi. Khoảng 3 tháng gần đây, nữ nhân viên này có thói quen uống trà nhân sâm mỗi ngày để dưỡng sinh.
Không ngờ uống xong chưa thấy khỏe mạnh chỉ thấy kinh nguyệt biến mất, sau 3 tháng lại đột nhiên rong huyết, cơ thể suy kiệt, mệt mỏi cực độ. Sợ hãi, nữ nhân viên vội đi khám ở khoa Phụ khoa, không ngờ sau khi sử dụng thuốc cầm máu cũng không có tác dụng.
Dung nhan sam boi bo theo cach nay, co gai chuoc hoa vao than
 Ảnh minh hoạ.
Tiếp đó, cô được chuyển tới khoa Y học cổ truyền khi phát hiện căn nguyên, hoá ra do tự dùng nhân sâm để bồi bổ nhưng dùng không đúng cách mới gây ra bệnh.
Theo bác sĩ Khang, trước khi dùng bất kỳ loại thuốc bổ nào thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước, tuyệt đối không tự ý làm theo ý mình. Nhân sâm được xem như kỳ hoa dị thảo, có tác dụng bồi bổ cực lớn. Thế nhưng, nếu không bệnh không tật, lại dùng nhân sâm bổ sung quá nhiều thì phụ nữ sẽ dễ bị co bóp tử cung bất thường, tạo ra những tác hại lớn cho cơ thể.
Ngoài ra, hiện tượng rong huyết cũng có thể xảy ra trong thời kỳ rụng trứng ở phụ nữ. Hiện tượng rong huyết có thể được dùng để quan sát các điểm mấu chốt xem có thể uống thuốc bổ sung hay không.
Bác sĩ Khang cũng giải thích rằng, trong thời kỳ kinh nguyệt, chế độ ăn uống càng nhạt càng tốt, có thể bổ sung protein chất lượng cao như thịt gà và cá. Ngoài ra, nên ăn nhiều thực phẩm có tính ẩm như đậu đỏ, đậu xanh, lúa mạch....
Ngoài ra, việt quất, anh đào, nho rất giàu Anthocyanins, có tác dụng chống viêm và giảm đau, đều là những loại trái cây chứa nhiều sắt, có tác dụng làm giảm chứng thiếu máu và suy nhược cơ thể do máu kinh ra nhiều.

Mời quý độc giả xem thêm video: Dấu hiệu, biểu hiện của viêm nhiễm phụ khoa? Nguồn video: Sức khoẻ và Đời sống.

Kiều Dụ (Theo ET)

>> xem thêm

Bình luận(0)