3 loại trà uống đến đâu mỡ tiêu đến đó

Google News

Ngoài cách điều trị theo Tây y thì còn có một số phương pháp dân gian vô cùng hiệu quả cho việc chữa trị mỡ máu. Bác sĩ chia sẻ công thức pha trà thảo mộc có tác dụng làm giảm mỡ máu chỉ trong 1 tháng theo cách sau.

Trà nhị hoa (kim ngân hoa, hoa cúc)
Nguyên liệu:
Kim ngân hoa 6g, hoa cúc 6g, lá dâu 4g, táo gai tươi 6g, đường trắng 20g.
Kim ngân hoa
3 loai tra uong den dau mo tieu den do
 
Cách làm:
Dùng 3 loại thảo dược trên rửa sạch bụi bẩn, cho vào túi vải sạch, thêm nước vừa uống và đun sôi trong vòng 10 phút, thêm đường vào cho tan đường là có thể dùng.
Mỗi ngày nấu một lần và uống dần thay trà trong ngày. Mỗi liệu trình uống duy trì từ 10-30 ngày là dừng lại.
Hoa cúc
Công dụng:
Loại trà này phù hợp cho những người dương thịnh âm suy, có biểu hiện lâm sáng như đau đầu chóng mặt, mắt mờ không nhìn rõ, ù tai, mệt mỏi khó ngủ, chân tay tê nhức, miệng khô, lưỡi đỏ.
Kim ngân hoa tính lạnh, vị ngọt, tốt cho phổi, dạ dày. Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm trừ thũng.
Hoa cúc vị ngọt, đắng, tính hơi lạnh, tốt cho phổi và gan. Có tác dụng tản phong thanh nhiệt, cân bằng gan, sáng mắt.
Lá dâu tính hàn, vị đắng, ngọt, tốt cho phổi, gan, có tác dụng giải trừ phong nhiệt, sạch gan sáng mắt.
Táo gai tính ôn, vị chua, ngọt, tốt cho lá lách, dạ dày, gan. Có tác dụng chữa bệnh dạ dày, tiêu hóa tốt.
Khi 4 loại thảo quả này kết hợp với nhau mang lại tác dụng cao hơn trong việc làm sạch gan và sáng mắt, tốt cho việc loại bỏ bớt lượng mỡ dư thừa. Người bị mỡ máu cao gây ra nhiệu chứng hoa mắt chóng mặt có thể uống thường xuyên loại trà này.
Trà trà lúa mạch lá sen
Nguyên liệu:
60g lá sen khô, táo gai tươi và hạt lúa mạch thô mỗi loại 10 gram, lá lạc 15g, vỏ cam (quýt) 5g, trà xanh 60g.
Cách làm:
Tất cả nguyên liệu kia thái nhỏ, nấu thành trà mỗi ngày một nồi, uống thay nước.
Hạt lúa mạch
Công dụng:
Loại trà này phù hợp cho người mắc các bệnh viêm đờm bên trong cơ thể. Các biểu hiện lâm sàng như mồ hôi dầu nhiều trên mặt, đầu óc nặng nề, khó chịu buồn nôn, tức ngực khó chịu, chân tay tê mỏi nặng nhọc.
Hạt lúa mạch có tính mát, vị ngọt, thanh nhạt, tốt cho lá lách, phổi, thận, có tác dụng lợi tiểu, kiện tì, loại bỏ viêm mủ, thanh nhiệt giải độc.
Lá lạc có tính bình, vị ngọt, nhạt, tốt cho gan, thanh nhiệt giải độc, hạ huyết áp, điều chỉnh trạng thái tinh thần.
Vỏ cam có tính ôn, vị cay hơi đắng, tốt cho lá lách, phổi, có tác dụng điều chỉnh khí, giảm ẩm tiêu viêm.
Vỏ cam (hoặc thay bằng vỏ quýt)
Trà xanh cso tính hàn nhẹ, vị ngọt đắng, tốt cho tim, phổi, dạ dày. Có tác dụng giảm mỏi mệt, sáng mắt, trừ phiền muộn, hóa đờm, tiêu thực, thanh nhiệt giải độc.
Tất cả các nguyên liệu trên khi kết hợp lại thành một cốc trà sẽ có tác dụng thanh nhiệt tiêu thực rất tốt, từ đó giảm lượng mỡ dư thừa, trừ ẩm hiệu quả.
Trà giấm táo
Từ thải độc đến giảm cân đều là một trong số các công dụng của trà giấm táo. Loại trà này được giới thiệu như một liệu pháp chữa bệnh tự nhiên rất tốt cho sức khoẻ. Đối với giảm cân, nó có thể giúp giảm lượng đường trong máu khi tiêu thụ với thực phẩm có nhiều chất bột. Đặc biệt là hữu ích cho những người mắc bệnh tiểu đường týp 2. Nhưng nó cũng có nhược điểm là có tính axit cao vì vậy mà gây hại cho men răng. Các bạn có thể hạn chế nhược điểm này khi pha loãng nó với nước vừa tốt cho sức khoẻ và không hại men răng.
Theo Hải Vân/Khoevadep

>> xem thêm

Bình luận(0)