Họ đã tự trang bị cho mình "kỹ năng" trốn công an, hoặc cùng lắm cũng chỉ tạm nghỉ ít hôm để tránh bị truy quét chứ nhất định không bỏ nghề.
Bị kỳ thị, khả năng mắc các bệnh lây nhiễm về đường sinh dục cao, nguy cơ HIV, AIDS và luôn trong tình tạng phải chạy trốn sự truy quét của công an, nhưng nhiều gái bán dâm vẫn quyết … "bám" nghề!
[links()]
Bỏ địa bàn chứ nhất định không bỏ nghề
Có một thực tế mà gái mại dâm nào cũng nắm được là hành nghề bất hợp pháp và việc có thể bị bắt bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, họ đã tự trang bị cho mình “kỹ năng” trốn công an, hoặc cùng lắm cũng chỉ tạm nghỉ ít hôm để tránh bị truy quét chứ nhất định không bỏ nghề.
Một nữ mại dâm ở Hà Nội cho biết: “Khi bị truy quét thì em chạy. Chạy hôm đó, hôm sau lại ra. Có khi nghỉ ở nhà vài ngày. Nếu chuyển chỗ lạ sợ chúng nó bắt nạt. Em chỉ loanh quanh ở Hồ Hai Bà Trưng và công viên Thống nhất thôi”, nữ mại dâm, 34 tuổi, Hà Nội chia sẻ.
|
Bị kỳ thị và luôn trong tình tạng phải chạy trốn sự truy quét của công an, nhưng nhiều gái bán dâm vẫn quyết… bám nghề! Ảnh minh hoạ: Internet |
Bên cạnh việc bỏ chạy, trong số 116 người làm nghề mại dâm từng bị truy đuổi bởi các lực lượng chức năng thì có 10,3% thường đối phó bằng cách chuyển sang địa bàn mới (khác phường/xã); tới một địa điểm tiếp tục làm một thời gian, sau đó quay lại (cũng chiếm 10,3%); Có 54,3% chọn cách nghỉ một thời gian ngắn (1-2 ngày hoặc tùy theo đợt) sau đó lại tiếp tục công việc; 25% ứng phó bằng các cách tiếp cận khách hàng khác nhau để không “ảnh hưởng đến thu nhập”.
Một điều đáng chú ý khác là sự đeo bám nghề nghiệp của gái mại dâm lớn đến mức, kể cả có sự cạnh tranh gắt gao với bạn cùng nghề, bị khách hàng hành hung hay bị cộng đồng kỳ thị, xa lánh… cũng không làm thay đổi “mục tiêu” nghề nghiệp của các đối tượng này.
Bị kỳ thị và luôn trong tình tạng phải chạy trốn sự truy quét của công an, nhưng nhiều gái bán dâm vẫn quyết… bám nghề! - ảnh minh hoạ
Mắc bệnh cũng vẫn hành nghề
Hành nghề mại dâm thì không thể tránh được những rủi ro liên quan đến sức khỏe. Trong đó, những tổn thương/viêm nhiễm cơ quan sinh dục là hay gặp nhất với 35,1% người hoạt động mại dâm từng bị. Tỷ lệ nữ từng bị cao hơn rõ rệt so với nam giới (42,7% so với 27,0%).
Nguy cơ thứ hai chính là bị đưa vào Trung tâm Giáo dục và Lao động Xã hội với 42,7% nữ hoạt động mại dâm đã từng "dính". Có 14,2% người đã từng bị lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục. Ngoài ra là một số rủi ro khác, với tần suất xảy ra ít hơn song cũng thể hiện có khác biệt đáng kể giữa nam và nữ như sự kỳ thị của cộng đồng nơi ở, lây nhiễm HIV, với tỷ lệ cao hơn đối với nữ.
Khi được hỏi “hãy nêu tối đa 3 yếu tố anh/chị cảm thấy không thoải mái của công việc hiện tại”, kết quả là có 4 yếu tố làm cho người mại dâm cảm thấy không thoải mái nhất: Nguy cơ mắc bệnh/HIV; lo sợ công an/cơ quan chức năng; bị kỳ thị; và sợ gia đình phát hiện.
Trong đó, khoảng 1/2 số người mại dâm đã ý thức được tác hại của hoạt động mại dâm, đặc biệt là về nguy cơ mắc bệnh. Không có sự khác biệt nam-nữ về vấn đề này. Một phần ba số người hoạt động mại dâm cũng ý thức rất rõ về sự kỳ thị của cộng đồng và xã hội đối với mình,
Có điều, khi được hỏi gần như các gái mại dâm đều không có ý định chuyển nghề. Cũng có thể vì áp lực tiền bạc quá lớn và cũng là lý do đầu tiên để các gái mại dâm đến với nghề. Cũng có một số phân tích cho rằng, sở dĩ gái mại dâm "chết cũng không lùi bước" là vì chính bản thân các cô gái bán dâm này xác định không có nghề nghiệp nào nhàn hạ, mất ít vốn mà lại "lời" nhiều như nghề này!
Chính vì lý do đó, mà theo thống kê của Bộ Lao động, thương binh và Xã hội, những người hoạt động mại dâm bị khách bạo lực thân thể, quỵt tiền, kéo dài thời gian phục vụ không trả thêm tiền, bị bạo lực tinh thần như chửi, mắng, lăng mạ, bị bạo lực tình dục... nhưng vẫn có nhiều gái bán dâm đã có thâm niên làm nghề hơn tới 10 năm!
Theo VnMedia