Cuộc điện thoại sáng nay đã phá vỡ cảm xúc phấn chấn vì lâu lắm mới có một ngày nắng của tôi.
- Tôi đã quá quen với những phản ứng của độc giả, của nhân vật, nhưng tôi chưa thể quen với kiểu nói ra sợ “động chạm” của một vài người đang "tại vị".
|
Ảnh minh họa. |
"- Tôi đề nghị cô gỡ bỏ mấy cái câu nhạy cảm xuống. Cô viết thế thì chết tôi, chúng nó nhổ vào mặt tôi, cấp trên kỷ luật tôi. Dù cô có ghi âm khi phỏng vấn thì tôi cũng yêu cầu cô bỏ những chi tiết đầy "động chạm" đi. Khi nào tôi nghỉ hưu, cô đến gặp, lúc ấy cô hỏi gì tôi cũng nói.
- Đó là những vấn đề nổi cộm mà cả xã hội biết, ai đi ra đường cũng gặp, cũng nhìn thấy, cớ gì mà ông sợ? Đã nói thì cớ gì lại không dám công khai?
- Tôi nói không là không. Nó ảnh hưởng đến nhiều thứ, khó nói lắm...".
Cuộc điện thoại sáng nay đã phá vỡ cảm xúc phấn chấn vì lâu lắm mới có một ngày nắng của tôi. Tôi đã quá quen với những phản ứng của độc giả, của nhân vật, nhưng tôi chưa thể quen với kiểu nói ra sợ “động chạm” của một vài người đang "tại vị".
Làm báo, có một điều khiến tôi và một số đồng nghiệp luôn tự hỏi, vì sao lại rất khó phỏng vấn những người đương chức? Vì sao chỉ những người đã nghỉ hưu mới dám nói thẳng nói thật, dám nói mạnh. Vì sao trước mỗi sự vụ, việc gặp được một người có trách nhiệm trả lời khó hơn cả bắc thang lên trời?
Mấy hôm trước, tại hội thảo về quan hệ với báo chí trong hoạt động của Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, nhiều đại biểu ngại tiếp xúc với báo chí vì chưa có kỹ năng.
Tôi nghĩ rằng, ở các nước phát triển, quan chức, người hoạt động chính trị... rất coi trọng kênh thông tin từ báo chí. Từ đó họ nói được với công chúng việc họ đã làm và sẽ làm, quan điểm của họ trước mỗi sự việc. Nhu cầu muốn nói trở thành nhu cầu tự nhiên. Đến bao giờ, những người làm "quan", những người có một chút chức vị... ở Việt Nam mới dám nói, mới có bản lĩnh để muốn nói? Đó có lẽ không chỉ là mong mỏi của riêng tôi.
Gương