Nằm ở vùng biển phía Nam của Iceland, đảo núi lửa Surtsey được giới khoa học coi là một trong những hòn đảo độc đáo nhất thế giới.Hòn đảo này được tạo thành trong vụ phun trào núi lửa dưới mực nước biển và trồi lên mặt nước vào năm 1963.Sự việc bắt đầu lúc 7h15 ngày 14/11/1963, khi một tàu đánh cá đi ngang qua ngoài khơi phía Nam Iceland thuộc quần đảo Westman, thuyền trưởng tàu này, Isleifur II, thấy một cột khói bốc lên ở phía Tây Nam. Ông cho tàu tiếp cận vì nghĩ rằng có một chiếc tàu đang bốc cháy.Tuy nhiên, họ phát hiện ra một vu nổ sinh ra cột tro từ dưới biển. Lúc 11h, cột tro đạt đến độ cao 6 km. Đây là kết quả gộp lại của 3 cột tro nhỏ hơn từ dưới biển ở 3 vị trí khác nhau nằm trên một trục có phương Đông Bắc - Tây Nam. Vào buổi chiều chúng bắt đầu phun dung nham dọc theo một đường nứt núi lửa.Các nhà khoa học cho rằng, đợt phun trào đã bắt đầu vài ngày trước đó. Điểm phun trào nằm trên bề mặt đáy biển ở độ sâu khoảng 130 dưới mực nước biển.Khi núi lửa phát triển dần lên trên mặt nước biển, các vụ nổ lại xuất hiện trên bề mặt. Thêm vào đó, một vài dấu hiệu có thể cho thấy rằng núi lửa sắp hoạt động mạnh.Hai ngày trước khi đợt phun trào bắt đầu, tàu nghiên cứu đại dương ghi nhận rằng nước biển khu vực này ấm hơn bình thường, và các khu dân cư thuộc thị trấn ven biển Vík í Mýrdal trên đảo Iceland chính cách Surtsey 80km theo đường chim bay cảm nhận được mùi hydro sulfua.Đảo núi lửa Surtsey hình thành cùng diễn biến của vụ phun trào kéo dài đến ngày 5/6/1967, khi đảo đạt kích thước tối đa 2,7 km2. Hòn đảo mới được đặt tên theo Surtr, một jötunn lửa khổng lồ từ thần thoại Bắc Âu.Trong lúc hoạt động phun trào đang diễn ra, nhiều loài thực vật đã xuất hiện trên đảo. Surtsey đã được công bố là khu bảo tồn thiên nhiên vào năm 1965. Trong các thập niên sau đó, hàng chục loài thực vật cùng chim chóc và các loài động vật lớn đã cư ngụ ở đảo.Kể từ khi hình thành, đảo Surtsey liên tục thu hẹp diện tích do sự bào mòn của gió và sóng biển. Đến năm 2002 thì diện tích đảo còn 1,4 km2, bằng một nữa so với lúc lớn nhất.Ngày nay, chỉ một số ít nhà khoa học được phép đặt chân lên đảo Surtsey. Tuy nhiên, du khách có thể dùng máy bay cỡ nhỏ để quan sát hòn đảo này từ trên cao.Năm 2008, UNESCO công nhận hòn đảo núi lửa Surtsey là di sản thiên nhiên thế giới vì nhứng giá trị vô giá về khoa học.
Nằm ở vùng biển phía Nam của Iceland, đảo núi lửa Surtsey được giới khoa học coi là một trong những hòn đảo độc đáo nhất thế giới.
Hòn đảo này được tạo thành trong vụ phun trào núi lửa dưới mực nước biển và trồi lên mặt nước vào năm 1963.
Sự việc bắt đầu lúc 7h15 ngày 14/11/1963, khi một tàu đánh cá đi ngang qua ngoài khơi phía Nam Iceland thuộc quần đảo Westman, thuyền trưởng tàu này, Isleifur II, thấy một cột khói bốc lên ở phía Tây Nam. Ông cho tàu tiếp cận vì nghĩ rằng có một chiếc tàu đang bốc cháy.
Tuy nhiên, họ phát hiện ra một vu nổ sinh ra cột tro từ dưới biển. Lúc 11h, cột tro đạt đến độ cao 6 km. Đây là kết quả gộp lại của 3 cột tro nhỏ hơn từ dưới biển ở 3 vị trí khác nhau nằm trên một trục có phương Đông Bắc - Tây Nam. Vào buổi chiều chúng bắt đầu phun dung nham dọc theo một đường nứt núi lửa.
Các nhà khoa học cho rằng, đợt phun trào đã bắt đầu vài ngày trước đó. Điểm phun trào nằm trên bề mặt đáy biển ở độ sâu khoảng 130 dưới mực nước biển.
Khi núi lửa phát triển dần lên trên mặt nước biển, các vụ nổ lại xuất hiện trên bề mặt. Thêm vào đó, một vài dấu hiệu có thể cho thấy rằng núi lửa sắp hoạt động mạnh.
Hai ngày trước khi đợt phun trào bắt đầu, tàu nghiên cứu đại dương ghi nhận rằng nước biển khu vực này ấm hơn bình thường, và các khu dân cư thuộc thị trấn ven biển Vík í Mýrdal trên đảo Iceland chính cách Surtsey 80km theo đường chim bay cảm nhận được mùi hydro sulfua.
Đảo núi lửa Surtsey hình thành cùng diễn biến của vụ phun trào kéo dài đến ngày 5/6/1967, khi đảo đạt kích thước tối đa 2,7 km2. Hòn đảo mới được đặt tên theo Surtr, một jötunn lửa khổng lồ từ thần thoại Bắc Âu.
Trong lúc hoạt động phun trào đang diễn ra, nhiều loài thực vật đã xuất hiện trên đảo. Surtsey đã được công bố là khu bảo tồn thiên nhiên vào năm 1965. Trong các thập niên sau đó, hàng chục loài thực vật cùng chim chóc và các loài động vật lớn đã cư ngụ ở đảo.
Kể từ khi hình thành, đảo Surtsey liên tục thu hẹp diện tích do sự bào mòn của gió và sóng biển. Đến năm 2002 thì diện tích đảo còn 1,4 km2, bằng một nữa so với lúc lớn nhất.
Ngày nay, chỉ một số ít nhà khoa học được phép đặt chân lên đảo Surtsey. Tuy nhiên, du khách có thể dùng máy bay cỡ nhỏ để quan sát hòn đảo này từ trên cao.
Năm 2008, UNESCO công nhận hòn đảo núi lửa Surtsey là di sản thiên nhiên thế giới vì nhứng giá trị vô giá về khoa học.