Chân dung người ngồi "ghế nóng" BIDV sau hơn 2 năm để trống

Google News

(Kiến Thức) - Ông Phan Đức Tú - Tân Chủ tịch HĐQT của BIDV là người có hơn 30 năm gắn bó với sự phát triển của ngân hàng ở nhiều vị trí công tác.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV vừa công bố quyết định bổ nhiệm nhân sự cấp cao của ngân hàng.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã trao quyết định bổ nhiệm ông Phan Đức Tú, thành viên Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc BIDV giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Với việc bổ nhiệm ông Phan Đức Tú, BIDV đã giải quyết được tình trạng để trống vị trí Chủ tịch HĐQT suốt hơn 26 tháng bị bỏ trống kể từ khi ông Trần Bắc Hà về hưu vào tháng 9/2016.
Chan dung nguoi ngoi
Ông Phan Đức Tú được bổ nhiệm Chủ tịch HĐQT BIDV. Ảnh: Anninhthudo.
Tân Chủ tịch HĐQT BIDV Phan Đức Tú sinh năm 1964, quê quán tại xã Quỳnh Thiên, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
Ông Phan Đức Tú BIDV tốt nghiệp cử nhân kinh tế Đại học Ngân hàng TP HCM, có trình độ thạc sĩ Quản trị Kinh doanh.
Ông Tú có hơn 30 năm gắn bó với sự phát triển của ngân hàng DIBV ở nhiều vị trí công tác.
Ông Tú bắt đầu làm việc tại BIDV từ năm 1987. Từ tháng 12/1998 đến tháng 2/2005, ông Phan Đức Tú giữ chức Giám đốc chi nhánh BIDV Quảng Nghĩa.
Từ tháng 3/2005 đến tháng 5/2007, ông Tú đảm nhiệm cương vị Giám đốc Ban Tổ chức cán bộ BIDV.
Tháng 6/2007, ông Phan Đức Tú được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc BIDV và trở thành Tổng giám đốc BIDV từ ngày 1/5/2012.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2018 vừa công bố, lợi nhuận sau thuế 9 tháng đầu năm của BIDV đạt gần 5,644 tỉ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ nợ xấu tăng lên mức 1.76%.
Vừa qua, BIDV dự kiến sẽ phát hành riêng lẻ hơn 603 triệu cổ phần ( tương đương 17,65% vốn điều lệ hiện tại và 15% vốn điều lệ sau phát hành) cho 1 nhà đầu tư chiến lược nước ngoài là Ngân hàng KEB Hana của Hàn Quốc.
Sau khi phát hành, đối tác Hàn Quốc sẽ nắm giữ 15% vốn điều lệ của BIDV. Thời điểm phát hành dự kiến là trong năm 2018 – 2019.
Hiện tại, cổ đông của BIDV có 4,72% thuộc về cổ đông ngoài nhà nước còn 95,28% là cổ đông Nhà nước. Sau khi phát hành, cổ đông Nhà nước sẽ giảm tỷ lệ sở hữu về 80,99%, cổ đông nước ngoài chiếm 15% và cổ đông ngoài nhà nước khác là 4,01%.
Hoàng Minh (tổng hợp)

>> xem thêm

Bình luận(0)