Các nhà nghiên cứu tại Đại học California và Davis thiết lập thiết bị để phát lại tiếng gầm gừ của báo hoặc hổ trên đường đàn voi đến các cánh đồng của người dân, và ghi lại các biểu hiện của voi bằng video.
Theo kết quả công bố trên Tạp chí Biology Letters ngày 11/9/2013 cho thấy, những con voi rừng châu Á đi một cách lén lút lặng lẽ khi nghe thấy âm thanh gầm gừ của hổ hơn là sợ hãi những âm thanh gầm gừ từ một con báo. “Chúng tôi nhận thấy, các con voi sợ cọp hơn sợ báo hoa mai”, ông Vivek Thuppil, người thực hiện công việc với giáo sư tâm lý Richard Coss tại Đại học UC Davis nói.
|
Voi sợ cọp đến nỗi phải rút lui một cách lén lút không dám đến phá cây trồng
|
Voi sợ hãi cọp hơn báo hoa mai được các nhà nghiên cứu giải thích rằng, do hổ là thủ phạm tấn công giết chết những con voi nhỏ nhưng báo thì chưa bao giờ giết voi làm thịt. Tuy phản ứng của voi với hai loài ăn thịt này khác nhau, nhưng nhìn chung loài voi không muốn “mạo hiểm” đương đầu với cả hai.
“Chúng không muốn gặp rắc rối với loài thú có bàn móng vuốt và hàm răng sắc nhọn”, Thuppil. Còn Coss đánh giá, “Đàn voi hành động như vậy là rất thông minh”. Cả Thuppil và Coss hiện đang tiến hành nghiên cứu hành vi voi trong một nỗ lực để ngăn chặn xung đột giữa nông dân và đàn voi, nhất là vào ban đêm. Kết quả trên là ghi nhận đầu tiên trong chuỗi nghiên cứu này.
Từ trước tới nay, voi tàn phá mùa màng là một vấn đề nghiêm trọng ở Ấn Độ. Nông dân thường sử dụng trống, pháo và hàng rào điện để xua đuổi và ngăn cản đàn voi. Được biết, mỗi năm có khoảng 400 người bị voi húc chết ở đất nước này.
Với nghiên cứu trên, sẽ hứa hẹn một cách thức mới giúp ích cho nông dân Ấn Độ bảo vệ mùa màng của họ khỏi bị voi phá hoại và bảo vệ cuộc sống của người dân cũng như các vật nuôi, từ việc phát những âm thanh của hổ và báo để dọa voi.