Tích trữ máy thở, máy tạo oxy... nguy cơ rình rập cháy nổ

Google News

Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, người dân không tự ý mua, tích trữ máy thở, máy tạo oxy tại nhà vì gây lãng phí do không thể tự dùng, đe dọa an toàn bởi các nguy cơ cháy, nổ từ các thiết bị này.

Phải có chuyên môn mới sử dụng được
Làn sóng thứ tư của đại dịch COVID -19 đang diễn biến vô cùng phức tạp, nguy hiểm. Do tâm lý lo lắng quá mức nên trong thời gian vừa qua đã xuất hiện hiện tượng nhiều người tiêu dùng đổ xô đi mua máy thở, máy tạo oxy để dự trữ và sẵn sàng dùng tại nhà.
Tich tru may tho, may tao oxy... nguy co rinh rap chay no
Theo Cục Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng việc tích trữ máy thở, máy tạo oxy tại nhà đe dọa an toàn gây bởi các nguy cơ cháy, nổ từ các thiết bị này.
Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương), những ngày qua, chuyên gia của Bộ Y tế đã có cảnh báo việc người tiêu dùng tự ý mua các thiết bị này để sử dụng tại nhà là không cần thiết, có thể gây lãng phí vì không thể tự sử dụng.
Khi mắc COVID-19, người bệnh cần được điều trị chuyên biệt, không thể đơn thuần điều trị tại nhà với oxy y tế và máy thở. Hơn nữa, việc thiết lập và vận hành hệ thống máy thở cần được thực hiện tại các cơ sở y tế có đầy đủ trang thiết bị phụ trợ (hệ thống oxy, hệ thống khí nén), cần có thầy thuốc (bác sĩ, điều dưỡng) được đào tạo chuyên môn bài bản để vận hành.
Cụ thể, theo Ths.BS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế, đối với các trường hợp bệnh nhân mắc COVID-19 có xuất hiện tình trạng suy hô hấp, khó thở thì việc sử dụng các thiết bị, hệ thống hỗ trợ hô hấp cho bệnh nhân là điều cần thiết. Tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp bệnh nhân COVID-19 đều cần đến thở máy.
BS Nguyễn Trọng Khoa cho biết, theo dữ liệu được ghi nhận trong đợt dịch lần này có khoảng 80% các bệnh nhân không triệu chứng hoặc có biểu hiện lâm sàng nhẹ chỉ có khoảng 5% số ca cần thở oxy gọng kính, 0,17% thở máy không xâm nhập và 1,3% số ca thở máy xâm nhập.
Việc thiết lập, vận hành và đưa vào sử dụng hệ thống máy thở cũng khác và yêu cầu cao hơn so với các thiết bị theo dõi sức khỏe thông thường tại nhà như nhiệt kế, máy đo huyết áp, máy đo đường huyết… mà người dân có thể sử dụng.
Theo đó việc thiết lập và vận hành hệ thống máy thở cần được thực hiện tại các cơ sở y tế có đầy đủ trang thiết bị phụ trợ (hệ thống oxy, hệ thống khí nén), cần có thầy thuốc (bác sĩ, điều dưỡng) được đào tạo chuyên môn bài bản để vận hành.
Đồng thời quá trình bệnh nhân sử dụng máy thở cũng cần được kiểm tra, theo dõi định kỳ, tiến hành các xét nghiệm cần thiết để có những chỉ định và xử lý kịp thời.
"Trong điều kiện gia đình thì không thể thiết lập các hệ thống máy thở, cũng như không thể cắt cử các kíp chuyên môn đến vận hành và theo dõi việc sử dụng máy thở tại nhà riêng cho bệnh nhân", BS. Nguyễn Trọng Khoa nói.
Nguy cơ rình rập
Không chỉ gây lãng phí do không thể tự dùng được, việc tích trữ các sản phẩm này còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, nguồn oxy có từ bình nén, oxy lỏng, máy tách oxy, nếu không được kiểm tra, tư vấn trước khi dùng, người bệnh dễ bị ứ khí CO2, thậm chí ngưng thở.
Tich tru may tho, may tao oxy... nguy co rinh rap chay no-Hinh-2
 Cục Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng khuyến cáo không tự ý sử dụng máy thở, máy tạo oxy tại nhà.
Ngoài ra, bình chứa khí oxy là thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, là nguồn gây cháy, nổ rất lớn khi va đập hoặc biến đổi nhiệt nếu để gần nguồn lửa như hút thuốc, hay tháo lắp van giảm áp sai quy định.
TS Lê Hoàng Sinh, Giám đốc Trung tâm Hóa tiên tiến - Trường Đại học Duy Tân cũng cho biết, việc người dân không có chuyên môn tích trữ máy thở, thiết bị tạo oxy trong nhà có thể gây ra nổ như áp suất vượt quá mức tối đa cho phép của bình; bình oxy không được kiểm định, khí oxy nạp vào bình không bảo đảm mức độ an toàn. Nếu nhiệt độ tăng cao thì áp suất bên trong bình cũng tăng dẫn đến cháy nổ gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Trên cơ sở đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng và thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng khuyến cáo người tiêu dùng không tự ý đổ xô đi mua máy thở, máy tạo oxy tạo thành phong trào gây khan hiếm và đội giá sản phẩm dẫn đến việc tạo cơ hội cho kẻ xấu lừa đảo hoặc bán hàng giả, hàng kém chất lượng.
Ngoài ra, không tự ý sử dụng máy thở, máy tạo oxy tại nhà vì đây là một công việc cần có chuyên môn cao được đào tạo bài bản và có đầy đủ trang thiết bị đi kèm.
Trước đó, Bộ Y tế cũng đã khẳng định không để bệnh nhân thiếu máy thở, không để thiếu trang thiết bị, dụng cụ phòng hộ đối với nhân viên y tế. Bộ Y tế tiếp tục tăng cường hệ thống ECMO, máy lọc máu liên tục; hệ thống thở ô xy dòng cao; máy theo dõi bệnh nhân, máy tạo oxy, bơm tiêm điện, máy truyền dịch, máy phun khử khuẩn, khẩu trang N95… cho các địa phương.

Mời độc giả xem video:Phổ điểm thi tốt nghiệp giữ ổn định. Nguồn: THDT.


Thu Hà (TH)

>> xem thêm

Bình luận(0)