"Thợ" đào Bitcoin phòng thủ trước khủng bố mạng như thế nào?

Google News

Chính cách thức giao dịch an toàn của Bitcoin khiến các vụ tống tiền trên Internet chọn đồng tiền này để thanh toán. Tuy nhiên, "thợ" đào vẫn có cách đối phó.

Vài tháng trước, nhiều cuộc tấn công ransomware bùng nổ và tống tiền người sử dụng bằng những đồng Bitcoin. Vì thế, nhiều người cho rằng Bitcoin chính là phương tiện phạm tội còn "thợ" đào tiền ảo là đồng lõa với các hacker.
Tuy nhiên, các "thợ" đào chỉ là một trong những nhân tố góp phần tạo nên hệ thống blockchain, đưa Bitcoin vào xây dựng nên viễn cảnh tương lai của Internet - các giao dịch ảo.
Ransomware có tuổi thọ lâu đời hơn Bitcoin. Trong khi ransomware được phát hiện ở Nga vào khoảng giữa năm 2005-2006, thì đồng tiền ảo Bitcoin được ra đời vào tháng 1/2009 và trở thành một phương thức thanh toán online được nhiều người tin dùng.
"Tho" dao Bitcoin phong thu truoc khung bo mang nhu the nao?
Bitcoin là đơn vị tiền tệ ảo được ưa chuộng nhất hiện nay. Ảnh: Fortune. 
Các tin tặc lợi dụng mọi cách thức thanh toán qua mạng và biến chúng trở thành phương tiện hỗ trợ cho việc phạm tội từ PayPal hoặc các loại ví điện tử khác. Chính nhờ sự tiện lợi, nhanh chóng, đáng tin cậy và không bị kiểm soát bởi bất cứ ai mà Bitcoin được lựa chọn nhiều hơn cả.
Nhưng, việc sử dụng Bitcoin để làm phương tiện gây án không làm cho các hacker dễ dàng thoát tội. Các chợ giao dịch Bitcoin đang dần hợp tác với chính phủ các nước cùng phát triển nên công cụ phân tích giao dịch tiền tệ ảo nhằm giảm thiểu tối đa những vụ khủng bố mạng trong tương lai.
Tại Mỹ, tất cả các giao dịch Bitcoin đều chịu sự chi phối của Đạo luật giữ bí mật của ngân hàng. Điều này có nghĩa là mọi thông tin cá nhân của chủ sở hữu Bitcoin đều được nhận diện và quản lý triệt để.
Một khi giao dịch trái phép chuyển đối Bitcon thành các đơn vị tiền tệ khác diễn ra, đối tượng sẽ bị nhận diện ngay tức khắc. Hơn nữa, những hành vi đáng ngờ như giao dịch một lượng lớn Bitcoin cũng như rút tiền từ những ví điện tử bị gắn mác xấu sẽ được điều tra kỹ lưỡng.
Các giao dịch Bitcoin có thể được truy vết dễ dàng bằng những hệ thống phân phối. Dữ liệu chuỗi khối của các giao dịch Bitcoin được người dùng tải về và phân tích bằng nhiều công cụ có sẵn miễn phí.
Nhiều công ty đang phát triển những công cụ truy vết giúp các nhà làm luật theo dấu và giám sát dòng chảy Bitcoin, chẳng hạn như những khổ chủ đã trả Bitcoin cho các hacker.
Một diễn đàn với sự tham gia của các doanh nghiệp, tập đoàn công nghệ và những cơ quan pháp luật toàn thế giới được thành lập mang tên Blockchain Alliance. Trên diễn đàn này, mọi người chia sẻ cho nhau những kiến thức về công nghệ có liên quan tới việc quản lý dòng chảy tiền ảo cũng như vấn đề, thủ tục pháp lý nhằm ngăn chặn các hành vi tôi phạm qua mạng.
Mạng Internet đã từng là một thánh địa cho tội phạm công nghệ cao, là nơi mà luật pháp vẫn chưa thể chạm tới vì thiếu sót kiến thức công nghệ cao cũng như khả năng phát triển những công nghệ tương đương nhằm ngăn chặn tội phạm mạng.
Tuy nhiên, hiện tại, Internet đang ngày càng thay đổi theo chiều hướng tốt hơn và các nhà làm luật có thể kiểm soát mọi thứ trên mạng dễ dàng. Vì thế, Bitcoin càng phát triển, thì các điều luật cũng được điều chỉnh phù hợp hơn để kiểm soát và dập tắt triệt để những mối nguy hại trong tương lai.
Theo Anh Thi/Zing News

>> xem thêm

Bình luận(0)