Space Faire là ngày hội STEAM và khám phá Vũ trụ lớn nhất năm 2022 tại Việt Nam do trường True North School & Q4 Excellence - đối tác của NASA tổ chức. Việc có thể kết nối với Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS là một điều xa vời với số đông chúng ta - những người sống trên Trái Đất. Tuy nhiên, bằng công nghệ, hàng trăm học sinh tham gia Space Faire đã có cơ hội gửi một thông điệp lên ISS thông qua hoạt động ISS Quester. Hoạt động được dẫn dắt bởi thầy Danny Kim - Giám đốc Điều hành của Q4 Excellence - một tổ chức phi lợi nhuận là đối tác của NASA. Tại sự kiện, học sinh được hoạt động theo nhóm và sử dụng các quy tắc mã hóa khối đơn giản (block coding) để gửi một thông điệp lên Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS. Ở hoạt động này, học sinh cũng sẽ được quan sát Không gian từ Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS thông qua công nghệ thực tế ảo VR được cung cấp bởi Q4 Excellence. Theo đại diện của đơn vị tổ chức, nhằm mang đến cơ hội cho học sinh làm được điều mà ít ai trên Trái Đất có thể làm được, True North School mong muốn khơi dậy ở các em trí tò mò, đam mê khám phá vũ trụ. “Chúng tôi tin rằng mỗi học sinh đều có thể là một nhà khoa học, nhà du hành vũ trụ, là người phá vỡ các giới hạn & thực hiện ước mơ của mình & mang lại nhiều bước tiến cho thế giới trong tương lai” - đại diện của True North School chia sẻ. Bên cạnh hoạt động ISS Quester, Space Faire còn mang tới cho học sinh cơ hội được khám phá và “nhúng mình” vào các thử thách STEAM với những khoa học công nghệ tiên tiến nhất. Thử thách tiêu biểu có thể kể tới như Ocean Quest. Với thử thách này, học sinh sẽ được điều khiển một con robot tàu ngầm (ROV) nằm ở độ sâu 900m so với mặt nước tại bờ biển California. Hoạt động sẽ giúp học sinh khám phá những sự sống ở sâu dưới lòng đại dương - nơi mà rất ít người từng đặt chân tới. Hay với Robot Quest, học sinh sẽ được lái một chiếc xe Robot và thi đấu theo đội để vượt qua những thử thách mà các chuyên gia đưa ra. Hoạt động giúp học sinh phát triển kỹ năng hợp tác và tư duy làm việc nhóm. Với thử thách Solar System Simulation, sử dụng công nghệ thực tế ảo để cho phép học sinh quan sát hình ảnh mô phỏng của Hệ Mặt Trời, giúp học sinh hiểu thêm về thiên văn học và vật lý.Thử thách Mars Rubber Band Rover, học sinh sẽ được thiết kế một phương tiện vận chuyển đá trên Sao Hỏa sử dụng thế năng đàn hồi của dây cao su. Hoạt động cung cấp kiến thức về ứng dụng của cơ năng và lực đàn hồi trong việc chế tạo động cơ. Với Astronaut helmets, học sinh sẽ được bắt tay vào thiết kế mũ bảo hộ cho các phi hành gia. Học sinh sẽ được nghiên cứu về những bộ phận của một chiếc mũ bảo hộ ngoài không gian và tự tay thiết kế chúng từ những vật liệu tái chế.Đặc biệt, trong buổi sáng nay, các em học sinh cũng đã được nghe những câu chuyện truyền cảm hứng về Vũ trụ & STEAM đến từ Trung tướng Phạm Tuân - phi hành gia, phi công và là người Việt Nam đầu tiên bay vào Vũ trụ; Thầy Danny Kim - Giám đốc Q4 Excellence; Thầy Michael Lambert - Tổng hiệu trưởng trường True Nort; Thầy Craig Gingerich- Giám đốc STEAM trường True North; Tiến sĩ Peter Tong - Chuyên gia hàng không và Phân tích dữ liệu, Nhà giáo dục, Giảng viên Toán và Vật lý tại Trường Quốc tế Concordia Thượng Hải. Chia sẻ với các em học sinh, Trung tướng Phạm Tuân - phi hành gia, phi công và là người Việt Nam đầu tiên bay vào Vũ trụ đã cho rằng, bằng con đường học tập và tiếp cận với công nghệ, các em học sinh ngày nay sẽ có cơ hội được bay vào vũ trụ, thỏa mãn ước mơ chinh phục không gian bằng chính những kiến thức mà mỗi học sinh thu nhận trong quá trình học tập, sáng tạo. Đây cũng chính là mục tiêu để các trường học hiện nay đã và đang nghiên cứu, áp dụng mô hình STEAM vào dạy và học, đem lại cho học sinh những cơ hội học tập cũng như tiếp cận với công nghệ mới một cách hiệu quả. Một nghiên cứu của USstudy vào năm 2017 cho thấy, 50% trong số những học sinh có trải nghiệm với STEAM được trang bị tốt hơn để ứng phó với các khóa học STEM/STEAM ở trường đại học so với những học sinh khác ở Hoa Kỳ. Điều này cho thấy rằng những học sinh được tiếp cận với STEAM từ sớm sẽ có khả năng học thuật tốt hơn đối với những học sinh có ít hoặc chưa từng tiếp cận với giáo dục STEAM. Còn theo Báo cáo Kinh tế Toàn cầu, sẽ có trên 7 triệu việc làm trong ngành công nghệ cao mở ra nhưng không có đủ nhân công có kỹ năng để lấp vào.Những công việc liên quan đến STEM cũng được dự đoán sẽ tăng 16% tại Hoa Kỳ, trong khi con số đó chỉ ở mức 11% cho những ngành nghề khác. Thu nhập từ những công việc khoa học & kỹ thuật cũng ở mức gấp đôi so với mức trung bình tại Hoa Kỳ. STEAM cũng giúp học sinh hình thành Bộ kỹ năng 4C (4Cs) - 4 kỹ năng vàng của thế kỷ 21, bao gồm Sáng tạo, Hợp tác, Tư duy phản biện & Giao tiếp (Diễn đàn Kinh tế thế giới, 2017). Chính vì thế việc tiếp cận với STEAM ngay từ khi còn trên ghế nhà trường sẽ trở thành một lợi thế quan trọng giúp học sinh thành công trong cuộc sống sau này. >>> Xem thêm video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: ĐTHĐT.
Space Faire là ngày hội STEAM và khám phá Vũ trụ lớn nhất năm 2022 tại Việt Nam do trường True North School & Q4 Excellence - đối tác của NASA tổ chức. Việc có thể kết nối với Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS là một điều xa vời với số đông chúng ta - những người sống trên Trái Đất. Tuy nhiên, bằng công nghệ, hàng trăm học sinh tham gia Space Faire đã có cơ hội gửi một thông điệp lên ISS thông qua hoạt động ISS Quester.
Hoạt động được dẫn dắt bởi thầy Danny Kim - Giám đốc Điều hành của Q4 Excellence - một tổ chức phi lợi nhuận là đối tác của NASA. Tại sự kiện, học sinh được hoạt động theo nhóm và sử dụng các quy tắc mã hóa khối đơn giản (block coding) để gửi một thông điệp lên Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS. Ở hoạt động này, học sinh cũng sẽ được quan sát Không gian từ Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS thông qua công nghệ thực tế ảo VR được cung cấp bởi Q4 Excellence.
Theo đại diện của đơn vị tổ chức, nhằm mang đến cơ hội cho học sinh làm được điều mà ít ai trên Trái Đất có thể làm được, True North School mong muốn khơi dậy ở các em trí tò mò, đam mê khám phá vũ trụ. “Chúng tôi tin rằng mỗi học sinh đều có thể là một nhà khoa học, nhà du hành vũ trụ, là người phá vỡ các giới hạn & thực hiện ước mơ của mình & mang lại nhiều bước tiến cho thế giới trong tương lai” - đại diện của True North School chia sẻ.
Bên cạnh hoạt động ISS Quester, Space Faire còn mang tới cho học sinh cơ hội được khám phá và “nhúng mình” vào các thử thách STEAM với những khoa học công nghệ tiên tiến nhất. Thử thách tiêu biểu có thể kể tới như Ocean Quest.
Với thử thách này, học sinh sẽ được điều khiển một con robot tàu ngầm (ROV) nằm ở độ sâu 900m so với mặt nước tại bờ biển California. Hoạt động sẽ giúp học sinh khám phá những sự sống ở sâu dưới lòng đại dương - nơi mà rất ít người từng đặt chân tới.
Hay với Robot Quest, học sinh sẽ được lái một chiếc xe Robot và thi đấu theo đội để vượt qua những thử thách mà các chuyên gia đưa ra. Hoạt động giúp học sinh phát triển kỹ năng hợp tác và tư duy làm việc nhóm. Với thử thách Solar System Simulation, sử dụng công nghệ thực tế ảo để cho phép học sinh quan sát hình ảnh mô phỏng của Hệ Mặt Trời, giúp học sinh hiểu thêm về thiên văn học và vật lý.
Thử thách Mars Rubber Band Rover, học sinh sẽ được thiết kế một phương tiện vận chuyển đá trên Sao Hỏa sử dụng thế năng đàn hồi của dây cao su. Hoạt động cung cấp kiến thức về ứng dụng của cơ năng và lực đàn hồi trong việc chế tạo động cơ. Với Astronaut helmets, học sinh sẽ được bắt tay vào thiết kế mũ bảo hộ cho các phi hành gia. Học sinh sẽ được nghiên cứu về những bộ phận của một chiếc mũ bảo hộ ngoài không gian và tự tay thiết kế chúng từ những vật liệu tái chế.
Đặc biệt, trong buổi sáng nay, các em học sinh cũng đã được nghe những câu chuyện truyền cảm hứng về Vũ trụ & STEAM đến từ Trung tướng Phạm Tuân - phi hành gia, phi công và là người Việt Nam đầu tiên bay vào Vũ trụ; Thầy Danny Kim - Giám đốc Q4 Excellence; Thầy Michael Lambert - Tổng hiệu trưởng trường True Nort; Thầy Craig Gingerich- Giám đốc STEAM trường True North; Tiến sĩ Peter Tong - Chuyên gia hàng không và Phân tích dữ liệu, Nhà giáo dục, Giảng viên Toán và Vật lý tại Trường Quốc tế Concordia Thượng Hải.
Chia sẻ với các em học sinh, Trung tướng Phạm Tuân - phi hành gia, phi công và là người Việt Nam đầu tiên bay vào Vũ trụ đã cho rằng, bằng con đường học tập và tiếp cận với công nghệ, các em học sinh ngày nay sẽ có cơ hội được bay vào vũ trụ, thỏa mãn ước mơ chinh phục không gian bằng chính những kiến thức mà mỗi học sinh thu nhận trong quá trình học tập, sáng tạo. Đây cũng chính là mục tiêu để các trường học hiện nay đã và đang nghiên cứu, áp dụng mô hình STEAM vào dạy và học, đem lại cho học sinh những cơ hội học tập cũng như tiếp cận với công nghệ mới một cách hiệu quả.
Một nghiên cứu của USstudy vào năm 2017 cho thấy, 50% trong số những học sinh có trải nghiệm với STEAM được trang bị tốt hơn để ứng phó với các khóa học STEM/STEAM ở trường đại học so với những học sinh khác ở Hoa Kỳ. Điều này cho thấy rằng những học sinh được tiếp cận với STEAM từ sớm sẽ có khả năng học thuật tốt hơn đối với những học sinh có ít hoặc chưa từng tiếp cận với giáo dục STEAM. Còn theo Báo cáo Kinh tế Toàn cầu, sẽ có trên 7 triệu việc làm trong ngành công nghệ cao mở ra nhưng không có đủ nhân công có kỹ năng để lấp vào.
Những công việc liên quan đến STEM cũng được dự đoán sẽ tăng 16% tại Hoa Kỳ, trong khi con số đó chỉ ở mức 11% cho những ngành nghề khác. Thu nhập từ những công việc khoa học & kỹ thuật cũng ở mức gấp đôi so với mức trung bình tại Hoa Kỳ. STEAM cũng giúp học sinh hình thành Bộ kỹ năng 4C (4Cs) - 4 kỹ năng vàng của thế kỷ 21, bao gồm Sáng tạo, Hợp tác, Tư duy phản biện & Giao tiếp (Diễn đàn Kinh tế thế giới, 2017). Chính vì thế việc tiếp cận với STEAM ngay từ khi còn trên ghế nhà trường sẽ trở thành một lợi thế quan trọng giúp học sinh thành công trong cuộc sống sau này.
>>> Xem thêm video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: ĐTHĐT.