Anh sẽ trừng phạt Facebook, Google vì nội dung xấu độc

Google News

Các cơ quan quản lý của Anh đề xuất trừng phạt Facebook, Google và các ông lớn trong làng công nghệ khác bởi lưu trữ và lan truyền nội dung độc hại.

Kế hoạch trên đã được chấp thuận bởi thủ tướng Theresa May nhằm ngăn chặn những nội dung độc hại bao gồm lạm dụng trẻ em, tin tức giả mạo, các hoạt động bạo lực hay khủng bố... lan truyền trên Internet tại Vương quốc Anh.
Nếu được Quốc hội thông qua, các cơ quan giám sát tại Anh sẽ có quyền đưa ra hình phạt, số tiền phạt khi các trang web, mạng xã hội không nhanh chóng gỡ bỏ những bài đăng, hình ảnh hay video có chứa nội dung phản cảm, độc hại.
Các quan chức hàng đầu của Anh cho biết đạo luật được đưa ra sẽ là một bước ngoặt để biến nước Anh trở thành nơi có môi trường Internet an toàn nhất.
Anh se trung phat Facebook, Google vi noi dung xau doc
Bà Theresa May - Thủ tướng Vương quốc Anh. Ảnh: Sky News. 
Tài liệu cũng nêu lên khả năng các giám đốc của những công ty công nghệ lớn có thể phải chịu trách nhiệm trực tiếp vì đã không chịu giám sát chặt chẽ nền tảng của họ.
Điều đó cũng khiến các nhà lập pháp xem xét để các cơ quan quản lý có khả năng giám sát chặt chẽ những nhà cung cấp dịch vụ Internet nhằm ngăn chặn cũng như hạn chế người dùng truy cập vào các trang web có hại.
Các chuyên gia cho biết ý tưởng này có khả năng hạn chế được những trang web lan truyền nội dung bạo lực dưới hình thức ẩn danh đã từng truyền bá video bạo lực về vụ tấn công nhà thờ hồi giáo ở New Zealand.
Anh se trung phat Facebook, Google vi noi dung xau doc-Hinh-2
Nhiều người đặt hoa tưởng niệm những nạn nhân xấu số trong vụ tấn công nhà thờ hồi giáo ở New Zealand. Ảnh: El Heraldo. 
Bà May cũng từng nói trong một bài phát biểu: "Internet có thể rất tuyệt vời khi kết nối mọi người với nhau trên thế giới. Nhưng đã quá lâu, các công ty này đã không làm đủ trách nhiệm để bảo vệ người dùng, đặc biệt là trẻ em và thanh thiếu niên khỏi những nội dung độc hại".
Đối với Thung lũng Silicon, các quy tắc của Anh có thể gây nên những tác động mạnh đối với ngành công nghệ trên toàn cầu nói chung vì họ đã không làm trong sạch những nội dung trực tuyến.
Vụ xả súng vào hồi tháng 3 tại New Zeland đã thúc đẩy Úc áp dụng triệt để bộ luật mới nhằm ngăn chặn những nội dung bạo lực lan truyền trên Internet. Chính điều đó đã thúc đẩy các quốc gia ở châu Âu cân nhắc những bộ luật tương tự nhắm tới ngành công nghiệp công nghệ.
Anh se trung phat Facebook, Google vi noi dung xau doc-Hinh-3
 Jeremy Wright - Bộ trưởng Kỹ thuật số Vương quốc Anh. Ảnh: The Herald.
Làn sóng toàn cầu trái ngược lại với Hoa Kỳ, nơi mà luật pháp liên bang đã che chở cho các công ty truyền thông hàng thập kỷ nay. Họ sẽ không phải chịu trách nhiệm về những nội dung được đăng tải bởi người dùng.
Các nhà lập pháp của Hoa Kỳ cũng đã do dự điều chỉnh phát ngôn trực tuyến của người dân vì lo ngại việc làm này sẽ vi phạm quyền đảm bảo tự do ngôn luận trong Hiến pháp Hoa Kỳ.
Bộ trưởng Kỹ thuật số Jeremy Wright của Anh đã khẳng định: "Thời đại tự điều chỉnh cho các công ty trực tuyến đã qua".
Facebook cho biết họ đang đẩy mạnh việc đầu tư thêm để phát hiện và loại bỏ những nội dung độc hại khỏi nền tảng của mình. Đồng thời, họ cũng đề xuất rằng Vương quốc Anh nên bảo vệ xã hội khỏi những tác động xấu, đồng thời nên hỗ trợ những sự đổi mới cho nền kinh tế kỹ thuật số và tự do ngôn luận.
Anh se trung phat Facebook, Google vi noi dung xau doc-Hinh-4
 Damian Collins - Chủ tịch Ủy ban Kỹ thuật số, Văn hóa, Truyền thông và Thể thao Vương quốc Anh. Ảnh: Kentonline.
Trong khi đó, Twitter cho biết họ sẵn sàng hợp tác với chính phủ để tạo ra sự cân bằng giữa việc đảm bảo sự an toàn cho người dùng và môi trường cởi mở, tự do trên Internet. Google không đưa ra bất kỳ bình luận nào.
Lời kêu gọi của Anh cho quy định mới dường như phản ánh sự hoài nghi ngày càng sâu sắc của Thung lũng Silicon với hàng loạt tranh cãi diễn ra gần đây, bao gồm cả vai trò của Facebook trong cuộc trưng cầu dân ý Brexit năm 2016.
Các nhà lập pháp cho biết đằng sau cuộc bỏ phiếu có một tổ chức do những người ủng hộ Brexit tạo ra dường như có liên kết với Cambridge Analytica - Công ty gây ra vụ bê bối làm lộ dữ liệu 87 triệu người dùng Facebook năm 2018.
Chính tiết lộ này đã khiến Quốc hội Anh mở cuộc điều tra toàn diện nhưng họ lại không thu được lời khai Mark Zuckerberg - CEO Facebook. Hậu quả là rất nhiều người đã kêu gọi một quy định mới nhằm kiểm soát nghiêm ngặt các mạng xã hội ở trên Vương quốc Anh.
Damian Collins, Chủ tịch Ủy ban Kỹ thuật số, Văn hóa, Truyền thông và Thể thao tại Hạ viện cho biết: "Đây là nhu cầu cấp thiết và cơ quan quản lý này cần phải được thành lập càng sớm càng tốt". Ông cũng nói thêm về việc hội thảo sẽ tổ chức các phiên điều trần về đề xuất của chính phủ trong vài tuần tới.
Hiện tại, những kế hoạch này vẫn chỉ còn nằm trên giấy nhưng chúng sẽ sớm được thông qua để trở thành luật. Theo những chia sẻ mới nhất, có những đề xuất các nhà lập pháp sẽ thành lập một cơ quan quản lý độc lập mới để đảm bảo các công ty công nghệ sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm để bảo đảm sự an toàn cho người dùng.
Nhiệm vụ của cơ quan này sẽ rất nặng nề bởi họ sẽ phải kiểm soát tất cả các nền tảng truyền thông xã hội như Facebook, Twitter... cho tới các trang web lớn, nhỏ khác nhau hay các diễn đàn và thậm chí cả phần bình luận nữa.
Phần lớn công việc của họ sẽ tập trung vào nội dung có thể gây hại cho trẻ em hoặc gây hiểm họa cho an ninh quốc gia.
Nhưng cuối cùng thì các cơ quan quản lý này có thể đóng vai trò quan trọng trong việc xem xét kỹ hơn những tác hại trực tuyến gây ra. Họ cho biết điều đó có thể bao gồm cả những nội dung được cho là hợp pháp. Nhưng dù sao, điều này có thể gây nên những thiệt hại rất lớn tới các cá nhân hoặc cách sống của người dân ở Vương quốc Anh.
ài liệu này cũng cung cấp một loạt các hành động tiềm ẩn trên Internet có thể phát tán nội dung không lành mạnh như: ngôn ngữ thù địch, các hành vi cưỡng bức, hoặc tiếp xúc với những nội dung bất hợp pháp như các ứng dụng hẹn hò giành cho người trên 18 tuổi.
Vẫn còn đó nhiều chi tiết chưa được xác định rõ như: định nghĩa về nội dung có hại, trong thời gian bao lâu thì các công ty công nghệ phải gỡ bỏ chúng... Các nhà quản lý của Anh cũng cho biết họ sẽ thúc đẩy các công ty công nghệ làm việc minh bạch hơn với người dùng và giải thích vì sao nội dung của họ lại bị gỡ xuống.
Sajid Javid - Bộ trưởng Bộ Nội vụ của Anh cho biết: "Mặc dù có nhiều lời kêu gọi hành động, nhưng những nội dung độc hại và bất hợp pháp bao gồm lạm dụng trẻ em và khủng bố vẫn còn nhan nhản trên mạng Internet. Đó là lý do vì sao chúng tôi yêu cầu những công ty này phải quét sạch những nội dung độc hại như vậy một lần và mãi mãi".
Theo Sao Băng/ZVN

>> xem thêm

Bình luận(0)