Chuyện ly kỳ thiếu nữ sống sót dù không phát hiện ung thư

Google News

(Kiến Thức) - Bác sĩ chỉ phát hiện ung thư khi Jemma đã đau đớn kiệt quệ suốt mấy năm trời. Trước đó, họ nói cô mệt là do giảm cân, biếng ăn. 

Cô Jemma, 23 tuổi, là một giáo viên trợ giảng. Hai năm trước, cô trở thành một trong những người trẻ nhất nước Anh mắc ung thư thực quản. Cô còn quá trẻ để bị bệnh này, nên các bác sĩ không phát hiện ung thư mà coi những dấu hiệu bệnh này chẳng qua chỉ là do Jemma giảm cân quá nhanh. Cô đã trải qua hai năm đau đớn và suy giảm sức khỏe trước khi được chẩn đoán đúng bệnh.
Chuyen ly ky thieu nu song sot du khong phat hien ung thu
 Bác sỹ đã chẩn đoán loanh quanh bệnh tình của Jemma.

Sức khỏe của cô bắt đầu tuột dốc vào tháng 2/2010, vào một buổi sáng Jeamma cảm thấy không thể nuốt được ngũ cốc và đau họng khủng khiếp. Cô cho rằng, mình bị cảm cúm nhưng cơn đau ngày càng trầm trọng. Cô sụt cân một cách nhanh chóng vì không ăn uống được gì.

Thế nhưng, bác sỹ lại chẩn đoán cô bị chứng trào ngược axit dù Jemma không hề ợ nóng. Họ còn kê đơn thuốc uống trong vài ngày nhưng bệnh tình không hề biến chuyển.

Khi đi khám lại, bác sỹ lại cho rằng, Jemma bị barret thực quản - tình trạng mà trong đó màu sắc và thành phần của các tế bào lót thay đổi ở vùng thấp thực quản, thường là do tiếp xúc lặp đi lặp lại với acid dạ dày. 
Chuyen ly ky thieu nu song sot du khong phat hien ung thu-Hinh-2
Jemma có những dấu hiệu ung thư từ năm 2010. 

Triệu chứng của Barret thực quản là buồn nôn và khó nuốt. Hầu hết những người chưa bị bệnh này đều không ý thức được nó nghiêm trọng như thế nào Những người được chẩn đoán bị bệnh sẽ cần nội soi thường xuyên để kiểm tra các thay đổi có dẫn đến ung thư hay không. Ung thư thực quản có tỉ lệ sống rất thấp. Chỉ có khoảng 13% số người bệnh có thể sống được đến 5 năm vì bệnh thường được phát hiện ở giai đoạn muộn.

Bệnh barret thực quản thường được điều trị bằng thuốc ức chế bơm proton (PPI), thuốc làm giảm lượng axit do niêm mạc dạ dày. Tuy nhiên, thuốc này không có tác dụng rõ ràng là giúp giảm nguy cơ ung thư. Đáng trách hơn nữa là, bác sĩ của Jemma đã không gửi hình ảnh nội soi cũng như kê thuốc PPI cho cô.

Hơn 2 tháng sau, cơn đau của Jemma càng trầm trọng hơn và cô chỉ có thể húp cháo hoặc ăn súp. Jemma đã đi khám lại nhưng sau khi thấy cô giảm cân đáng kể, bác sĩ lại nghĩ rằng cô biếng ăn.

"Đến lúc đó, tôi rất tuyệt vọng. Tôi cảm thấy không có ai lắng nghe tôi. Tôi đã òa khóc, cầu xin bác sĩ tin tôi rằng tôi bị bệnh nặng. Nhưng thay vào đó, ông ta cho rằng tôi cần được gặp nhóm tư vấn. Tôi đã từ chối, rất tức giận và buồn bã", cô nói.
Chuyen ly ky thieu nu song sot du khong phat hien ung thu-Hinh-3
Jemma đã được loại bỏ khối u ung thư và đang dần hồi phục.

Hơn 2 năm sau, Jemma được đưa đến bệnh viện vì không thề thở được. Lúc này, khi làm xét nghiệm đầy đủ thì bác sỹ tìm thấy khối u trong thực quản của cô. Sau đó, cô được làm sinh thiết và kết quả đúng là cô có một khối u ung thư lớn chặn ở thực quản.

Ung thư thực quản thường gặp ở nam giới hơn (cao gấp 4 lần so với nữ giới) và có xu hướng gặp ở những người lớn tuổi (trung bình 70 tuổi) do ở tuổi này dễ bị những thiệt hài cho tế bào DNA. Vì thế, các bác sĩ rất bất ngờ khi thấy Jemma bị bệnh này khi mới ở độ tuổi 20.

Tuy nhiên, với các triệu chứng rõ ràng như vậy, đáng lẽ Jemma đã phải được chẩn đoán bệnh sớm hơn. Vì nếu để lâu, khối ung thư sẽ phát triển rất lớn, lan ra ngoài thực quản khiến việc điều trị khó thành công.

Tháng 5/2012, Jemma chính thức được phẫu thuật. Khối u đã  được loại bỏ cùng với 24 hạch bạch huyết và 2/3 dạ dày vì nó đã lan rộng. Các bác sĩ phẫu thuật cũng đã loại bỏ một nửa thực quản của cô.

Bác sỹ cho biết, trường hợp ung thư của Jemma tuy đã phát triển nặng nhưng rất may mắn. Vì thông thường, phát hiện khối u trong cổ họng ở thời điểm đó là đã quá muộn. 

Bây giờ, Jemma có thể ăn phần ăn nhỏ vì dạ dày của cô không còn như trước. Cô tăng cân lên gần 50kg. "Nếu không có những bác sĩ này, có thể tôi đã chết vì những vị bác sĩ cho rằng tôi bị rối loạn ăn uống ", Jemma chia sẻ.

Mi Trần (dailymail)

Bình luận(0)