Thủy sản Hùng Vương kinh doanh sao trước khi tỷ phú Trần Bá Dương thoái vốn?

Google News

Thủy sản Hùng Vương đã chậm công bố báo cáo tài chính riêng và hợp nhất kể từ quý 1/2020 cho đến nay. Tính đến cuối năm 2019, Hùng Vương lỗ sau thuế hợp nhất 1.123 tỷ đồng và lỗ lũy kế 1.743 tỷ đồng.

Mới đây, Công ty TNHH Sản xuất và Thương Mại Trân Oanh cùng tỷ phú Trần Bá Dương, Chủ tịch Hội đồng thành viên đã đồng loạt bán sạch hơn 19,8 triệu cổ phiếu HVG của Công ty CP Hùng Vương.
Trước đó, Công ty Trân Oanh và ông Trần Bá Dương nắm lần lượt 3,79% và 4,96% vốn tại công ty thủy sản này.
Hồi tháng 4, ông Nguyễn Phúc Thịnh, thành viên Hội đồng quản trị cũng đã thoái hơn 36,6 triệu cổ phần, tương đương 17,01% vốn điều lệ Hùng Vương. Ông Thịnh được bổ nhiệm làm thành viên HĐQT HVG từ 28/2/2020. Ông Thịnh từng thành viên HĐQT của Thaco - Tập đoàn ô tô và nông nghiệp của tỷ phú Trần Bá Dương và đang là Trưởng ban kiểm soát Thaco.
Như vậy, sau chưa đầy 2 năm tham gia vào tái cơ cấu hoạt động Thủy sản Hùng Vương, Thaco đã gần như thoái toàn bộ vốn tại HVG.
Thuy san Hung Vuong kinh doanh sao truoc khi ty phu Tran Ba Duong thoai von?
Tỷ phú Trần Bá Dương.
Hùng Vương được thành lập năm 2003 và nhanh chóng vươn lên vị thế dẫn đầu ngành xuất khẩu cá tra nước nhà.
Trong niên độ tài chính, Hùng Vương đã chậm công bố báo cáo tài chính riêng và hợp nhất kể từ quý 1/2020 cho đến nay. Tính đến cuối năm 2019, Hùng Vương lỗ sau thuế hợp nhất 1.123 tỷ đồng và lỗ lũy kế 1.743 tỷ đồng.
Trong khi đó, cổ phiếu HVG lình xình ở đáy trong suốt 3 năm qua. Tại phiên cuối tuần qua, cổ phiếu HVG giảm 13,3% xuống còn 2.600 đồng/cp.
Trước đó, Thủy sản Hùng Vương bị Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) quyết định hủy niêm yết bắt buộc từ 5/8/2020 do đã vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin.
Sau đó, từ ngày 13/8/2020 Thủy sản Hùng Vương đã giao dịch trên sàn UpCOM.8
Khánh Hoài (T/H)

>> xem thêm

Bình luận(0)