Công ty Sinh học Sài Gòn Xanh bị tố xả thải: Nếu gây ô nhiễm môi trường, xử thế nào?

Google News

Một khúc sông gần khu vực nằm gần nhà máy xử lý bùn thải của Công ty TNHH công nghệ sinh học Sài Gòn Xanh đen ngòm, bốc mùi hôi thối. Người dân đặt câu hỏi, nếu doanh nghiệp xả thải gây ô nhiễm môi trường sẽ bị xử thế nào theo quy định.

Mới đây, một số người dân ở xã Đa Phước và xã Phong Phú (huyện Bình Chánh, TPHCM) phản ánh về việc khu vực rạch Ngã Cạy, gần nhà máy xử lý bùn thải của Công ty TNHH Công nghệ sinh học Sài Gòn Xanh (xã Đa Phước) bị ô nhiễm, nước sông chuyển thành màu đen dài khoảng 2 km và bốc mùi hôi nồng nặc.
Người dân địa phương cho biết, thời điểm phát hiện tình trạng trên là ngày 24 và 25/2, thời gian rõ nhất từ 8 – 10h30 sáng. Do thời gian xả nước bẩn kéo dài nên cả một dòng kênh đầu nguồn rạch Ngã Cạy phủ đều một màu đen kịt.
Cong ty Sinh hoc Sai Gon Xanh bi to xa thai: Neu gay o nhiem moi truong, xu the nao?
Một đoạn sông nước đen kịt. Ảnh: Tiền Phong. 
Ngoài ra người dân còn phản ánh với báo chí về việc nhiều năm qua phải sống trong áp lực, sức khỏe bị đe dọa khi phải ngửi mùi hôi thối nồng nặc từ Công ty TNHH công nghệ sinh học Sài Gòn Xanh, kéo theo đó là ruồi, muỗi côn trùng bay cả vào mâm cơm.
Thậm chí như bà Lê Thị Xuân Thu, người dân Xóm Gò (xã Phong Phú) khi trao đổi với báo chí cho biết, cuộc sống nhờ vào nuôi cá nhưng nay nước bị ô nhiễm cá chết nhiều. “Mấy ngày trước có nhân viên công ty Sài Gòn Xanh qua, tôi cũng phản ánh và giải thích rõ tình trạng ô nhiễm như vậy làm cá chết” - bà Thu cho biết.
Trao đổi với báo chí, lãnh đạo xã Đa Phước (huyện Bình Chánh, TPHCM) cho biết, xã đã nhận được phản ánh của người dân và phối hợp với Phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Bình Chánh đã xuống khu vực người dân phản ánh lấy mẫu nước xét nghiệm, ghi nhận thực tế tình trạng nguồn nước tại khu vực trên.
Nguyên nhân sự việc đang được làm rõ. Tuy nhiên, dư luận đặt câu hỏi, nếu quá trình kiểm tra, xác minh, cơ quan chức năng phát hiện Công ty TNHH Công nghệ sinh học Sài Gòn Xanh xả thải gây ô nhiễm môi trường thì sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?
Trao đổi với PV, luật sư Hoàng Tùng, Trưởng Văn phòng Luật sư Trung Hòa cho biết, theo phản ánh hướng tiêu cực từ người dân thì họ phải sống trong môi trường có dấu hiệu bị ô nhiễm, nước sông có màu đen kịt, mùi hôi thối, ruồi nhặng bay nồng nặc và nguyên nhân của những hiện tượng nêu trên được cho rằng là từ Công ty TNHH Công nghệ Sinh học Sài Gòn Xanh tại Cụm công nghiệp nghĩa trang và xử lý chất thải Đa Phước xả thải môi trường.
Theo quy định của pháp luật, các doanh nghiệp không được tự ý xả chất thải ra ngoài môi trường khi chưa tiến hành xử lý và có đầy đủ tiêu chuẩn của quy định. Việc tự ý xả thải ra môi trường là hành vi vi phạm, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và đôi khi là làm mất hệ sinh thái tự nhiên tại địa phương đó.
Luật sư Hoàng Tùng dẫn quy định tại Điều 31 về iều kiện cấp phép xử lý chất thải nguy hại của Nghị định số 60/2016/NĐ-CP quy định điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường và Điều 9. Điều kiện để được cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu và cho biết, các tổ chức muốn được kinh doanh hoạt động xử lý chất thải nguy hại phải được Bộ Tài nguyên môi trường cấp giấy phép với nhưng điều kiện chặt chẽ. Cá nhân, tổ chức không được cấp giấy phép, không được vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại.
Cong ty Sinh hoc Sai Gon Xanh bi to xa thai: Neu gay o nhiem moi truong, xu the nao?-Hinh-2
 Luật sư Hoàng Tùng.
Nghị định số 155/2016/NĐ-CP quy định xử phạt tại Điều 22 về vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động vận chuyển chất thải nguy hại nêu rõ:
h) Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ, thải từ 2.500 kg đến dưới 3.000 kg chất thải nguy hại.
Tại điểm h, khoản 7, điều 23 về vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động xử lý chất thải nguy hại cũng nêu rõ, phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ, thải từ 2.500 kg đến dưới 3.000 kg chất thải nguy hại.
Trường hợp các chất thải nêu trên là chất hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy trái quy định của pháp luật dưới 3.000 kg thì sẽ bị xử phạt 500.000.000 đến 1.000.000.000 đồng.
Ngoài ra, sẽ bị áp dụng một số hình thức xử phạt bổ sung và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả “ Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu do hành vi vi phạm…
Như vậy, theo luật sư Hoàng Tùng các cơ quan chức năng cần làm rõ hành vi của doanh nghiệp nêu trên, xác định chất thải có phải chất thải độc hại hay không? Lượng thải ra môi trường là bao nhiêu, hành vi xả thải diễn ra bao lâu… để tiến hành xử lý theo quy định của pháp luật.
Trường hợp hành vi xả thải nêu trên nghiêm trọng, gây nguy hiểm cho xã hộI, có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Gây ô nhiễm môi trường tại Điều 235 BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
“Hành vi chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật.... sẽ tùy thuộc vào khối lượng và trọng lượng chất thải mà sẽ có hình phạt tương ứng. Hình phạt cao nhất khi phạm tội này là phạt tù đến 7 năm kèm theo hình phạt bổ sung khác. Nếu là pháp nhân thương mại phạm tội sẽ là phạt tiền kèm theo đình chỉ hoạt động (có thời hạn hoặc vĩnh viễn)” – Luật sư Hoàng Tùng cho hay.
>>> Mời độc giả xem thêm video Công ty CP Febecom gây ô nhiễm môi trường:

Ảnh: Báo Thái Bình.

Hải Ninh

>> xem thêm

Bình luận(0)