Một số hóa chất như thuốc diệt côn trùng và nhiều hóa chất từ dầu hỏa khác đã được biết là tăng nguy cơ sảy thai.
Khó khăn lớn nhất với nhiều phụ nữ đã từng bị sảy thai một lần là quyết định nên có thai trở lại lúc nào để tránh bị sảy thai lần nữa. Một lần sảy thai đã là một trải nghiệm đau đớn với nhiều người cho nên làm sao không phân vân khi có thể tái diễn nguy cơ.
Điều may mắn là sau lần đầu bị sảy thai thì nguy cơ tái diễn hỏng thai cũng không cao hơn nhưng còn tùy thuộc vào kiểu hỏng thai lần đầu như thế nào?
Sảy thai giai đoạn nào dễ tăng nguy cơ cho lần tiếp theo?
Sảy thai trong 3 tháng đầu: Phần lớn do vấn đề về nhiễm sắc thể ở thời kỳ thai đang phát triển và không thuộc loại tái diễn. Cơ may có thai bình thường lần sau có lẽ cũng gần giống như khi chưa bị sảy, mặc dầu có thể luôn có một số nguy cơ nhưng không nên cho rằng cao hơn so với những phụ nữ cùng lứa tuổi khác.
Hỏng thai vào 3 tháng giữa hay thai chết: Nhiều nghiên cứu đã cho thấy phụ nữ có tiền sử hỏng thai vào giai đoạn này có nguy cơ trung bình bị sảy thai tái diễn hay đẻ non cao hơn.
Điều này không hàm ý rằng cần phải lo ngại nếu có thai trở lại mà nếu có thai cũng không sao. Chỉ có điều cần giữ liên lạc với thầy thuốc và được theo dõi ở giai đoạn mang thai để đề phòng biến chứng.
Chửa ngoài tử cung: Nếu lần đầu hỏng thai là do chửa ngoài tử cung thì có 10 – 20% khả năng lại gặp sự cố chửa ngoài tử cung (so với tỷ lệ 1% ở người chưa bao giờ bị chửa ngoài tử cung). Cần gặp thầy thuốc sớm ngay khi mới bắt đầu có thai và dù xác nhận đã có thai thì nguy cơ sảy thai cũng không cao hơn dân số chung.
Nếu lại bị sảy thai lần thứ hai: Điều đáng buồn là diễn biến sẽ không luôn luôn tốt đẹp cho lần sau, có một tỷ lệ nhỏ phụ nữ sẽ tiếp tục sảy thai một hay nhiều lần sau. Cuối cùng thì vẫn có thể có thai nghén thành công nhưng cần gặp thầy thuốc để xem cần làm các test gì nhằm tìm ra nguyên nhân sảy thai tái diễn trước khi quyết định có thai trở lại.
Lối sống làm tăng nguy cơ sảy thai và thai chết
Bất thường ngẫu nhiên về nhiễm sắc thể gây ra phần lớn các trường hợp sảy thai. Ngay cả những phụ nữ có lối sống lành mạnh nhất cũng có thể bị sảy thai.
Tuy nhiên, một số lối sống xem ra có tăng nguy cơ sảy thai và thai chết. Mối liên hệ thống kê giữa sự phơi nhiễm với khói thuốc và nguy cơ bị hỏng thai. Tránh khói thuốc lá do hút thuốc có lẽ là cách tốt nhất để phụ nữ giảm nguy cơ sảy thai và thai chết.
Uống rượu: Đôi khi uống chút rượu trước khi thụ thai không ảnh hưởng đến nguy cơ sảy thai và có nghiên cứu gần đây phát hiện dù có say xỉn 1 – 2 lần trước khi có thai cũng không dễ gây ra sảy thai.
Tuy nhiên, uống rượu thường xuyên dù với lượng vừa phải, nhất là khi đang mang thai cũng liên quan đến nguy cơ cao hơn bị sảy thai.
Lạm dụng ma túy: Ngoài rượu, lạm dụng ma túy có thể đi kèm với tăng nguy cơ bị sảy thai và cả nguy cơ thai chết. Chất marijuana có thể làm giảm cung cấp ôxy cho thai nhi, tăng nguy cơ sinh con nhẹ cân, đẻ non và thai chết. Chất cocain tăng nguy cơ sảy thai và nhau bong non. Chất metamphetamin cũng vậy.
Béo phì: Có một vài dữ liệu cho thấy người mẹ bị béo phì có thể làm tăng nguy cơ, do đó phụ nữ cần phải duy trì cân nặng cơ thể hợp lý trước khi có thai.
Dùng một số thuốc: Dù là thuốc dùng vì những quan tâm sức khỏe chính đáng nhưng một số thuốc mà thầy thuốc kê đơn cũng có thể kèm với tăng nguy cơ sảy thai và thai chết.
Ví dụ thuốc ức chế ACE (Angiotensine converting enzyme) một loại thuốc dùng cho cao huyết áp đã được FDA (Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ) xếp vào nhóm D hay nhóm X về mặt ăn toàn cho thai nghén vì có thể đi kèm với nguy cơ hỏng thai.
Chất caffeine: Mối liên quan giữa chất caffeine và sảy thai còn chưa thống nhất, một số nghiên cứu phát hiện có mối liên quan với việc dùng caffeine vừa phải và nặng. Nhiều nghiên cứu khác không thừa nhận có mối liên quan này.
Cho tới khi chưa hiểu rõ về mối liên hệ giữa caffeine và sảy thai thì tốt nhất không nên dùng quá nhiều cà phê khi mang thai.
Bệnh mãn tính không được điều trị: Nếu được chăm sóc trước đẻ tốt thì phụ nữ có bệnh mãn tính vẫn có cơ hội tuyệt vời để duy trì một thai nghén bình thường nhưng một số bệnh như tiểu đường và lupus ban đỏ toàn thân có thể tăng nguy cơ sảy thai hay thai chết nếu bệnh không được kiểm soát.
Dùng thức ăn chưa được khử trùng khi có thai: Nhiễm vi khuẩn listeria và một số nhiễm khuẩn từ thức ăn khác có thể gây sảy thai. Phụ nữ có thai cần tránh dùng thức ăn, thịt chưa hấp khử trùng.
Phơi nhiễm với hóa chất trong công việc: Một số hóa chất như thuốc diệt côn trùng và nhiều hóa chất từ dầu hỏa khác đã được biết là tăng nguy cơ sảy thai.
Phụ nữ làm việc nhiều với hóa chất và phụ nữ có chồng/ bạn tình tiếp cận với hóa chất trong công việc có thể tăng nguy cơ hỏng thai.
Theo Thời trang trẻ
[links()]