Con nguy kịch cũng chỉ vì không “môn đăng hộ đối”

Google News

(Kiến Thức) - Buồn vì chồng đã đành, con trai cô cũng suýt nguy kịch chỉ vì cái gọi là không "môn đăng hộ đối", kể cả trong cách chăm cháu của ông bà nội.

Chuyện "công chúa" yêu chàng trai nghèo trên thực tế có không ít, nhưng kết cục thì không phải lúc nào cũng tốt đẹp. Thế mới nói, chuyện "môn đăng hộ đối" tuy là tàn dư của xã hội phong kiến, nhưng nó vẫn hiện hữu trong xã hội hiện đại. 

So với các chị em thì Giang không hề kém cạnh, cả về học thức lẫn nhan sắc. Nhưng nếu nói về cuộc sống hôn nhân thì cô lại gặp quá nhiều trắc trở. Bố mẹ cô luôn đặt vấn đề môn đăng hộ đối lên hàng đầu. Tuy nhiên, cuộc hôn nhân của cô lại đi ngược lại với những gì mà bố mẹ mong đợi.
Anh – một người học mới hết cấp 3, là người tỉnh lẻ lên làm ăn trong một xí nghiệp gần trường đại học mà cô theo học. Cô đến với anh hoàn toàn trong sáng, không mảy may tính toán, cô chấp nhận tình yêu “không vật chất” chỉ vì cô yêu anh và luôn tin vào tình yêu với anh.
Con nguy kich cung chi vi khong “mon dang ho doi”
 
Bố mẹ luôn nhắc nhở cô là phải theo gương chị gái, yêu được người vừa có học thức, gia đình lại có điều kiện, cuộc sống an nhàn không gì hạnh phúc hơn. Còn cô, vừa loáng thoáng nghe kể về gia cảnh của người yêu, bố mẹ cô đã một mực phản đối. Bố mẹ nói: "Nếu chênh lệch quá nhiều về trình độ học vấn, về điều kiện kinh tế, về văn hoá gia đình, thì liệu rồi con có thể tôn trọng và hoà hợp với chồng của con được bao nhiêu phần trăm?". Để bảo vệ tình yêu với anh, cô nhất quyết không từ bỏ và cuối cùng sau hơn một năm tìm hiểu, hai người quyết định kết hôn.
Một phần vì thương đứa con gái bé bỏng, một phần lo cho cuộc sống của con nhưng không làm cách nào để ngăn cản, bố mẹ Giang đành chấp nhận với lời nhắc nhở: "Sau này, sướng thì mừng, khổ ráng chịu".
Lấy nhau, hai người phải ở căn nhà trọ chưa đầy 14 mét vuông, mọi thứ chi tiêu đều rất hạn hẹp. Sau 1 năm, khi những rung động, xúc cảm ban đầu không còn nữa, cuộc hôn nhân của cô bắt đầu rơi vào bế tắc khi cô không thể giải quyết được những mâu thuẫn, bất đồng xảy ra vì sự khác biệt quá lớn giữa 2 vợ chồng. Cô dặn lòng mình có thể bỏ qua và thông cảm được, nên cố gắng kìm nén. Bạn bè anh cũng những người học trình độ khác cô, nên cô cảm nhận rằng cách nói chuyện của họ có phần không văn hóa, vì thế nhiều lần cô nhắc nhở anh khi có bạn bè đến chơi thì tránh hút thuốc hay đánh bài, vì như thế sẽ ảnh hưởng tới con cái sau này. Anh mấy lần nghe theo cô, nhưng rồi thì chứng nào tật nấy.
Rồi khi cô mất công tìm tòi học nấu những món ăn cho đầy đủ dinh dưỡng, khoa học, thì anh lại cho rằng bày ra tốn kém. Anh đâu biết rằng từ khi kết hôn xong, cô đã gầy đi trông thấy, cũng đúng thôi vì anh đã quên hẳn việc phải quan tâm săn sóc cô từ bao giờ. Khi có chuyện giận dỗi, anh không còn là người vun vén, vỗ về cô mà thay vào đó luôn nói rằng: "Em lấy anh rồi thì chấp nhận đi, đừng giận dỗi linh tinh". Nhiều khi cô cũng thấy tủi hờn vì thấy người ta được mẹ chồng mua cho thứ này thứ kia bồi bổ này nọ khi mang bầu còn cô thì không được. Buồn vì chồng đã đành, con trai cô cũng đã suýt nguy kịch chỉ vì cái gọi là không "môn đăng hộ đối" về cách chăm cháu của ông bà nội. Khi có con rồi, cách chăm con của cô dù khoa học tới mấy cũng luôn bị gia đình nhà chồng cho là "hại tiền". Rồi cô nhận hậu quả phải đưa con đi viện chỉ vì ông bà áp dụng mẹo hạ sốt dân gian không đúng, chậm chút nữa thôi là con nguy kịch.
Rồi còn bao nhiêu vấn đề khác nữa khiến cô chợt nhận ra "môn đăng hộ đối" quả thật quan trọng trong bất cứ thời đại, xã hội nào. Liệu rằng còn những chuyện gì xảy ra xoay quanh vấn đề này nữa, cô không dám chắc là mình có thể thông cảm hơn với những tình huống nào xảy ra. Cô buồn, ngẫm lại những lời khuyên của bố mẹ mà hai dòng nước mắt cứ trực trào ra...
Pha Lê (ghi)

>> xem thêm

Bình luận(0)